Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Loại cây này thường được trồng ngoài vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Lưỡi hổ có thân dẹp, mọng nước. Trên thân có hai màu xanh và vàng chạy dọc từ gốc đến ngọn. Hoa lưỡi hổ nở thành từng chùm, mọc từ gốc lên. Quả của cây hình tròn.
Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ 107 loại khí độc mang lại không gian trong lành cho ngôi nhà của bạn.
Cây huyết dụ có tác dụng thanh lọc không khí. Bên cạnh đó, trồng loại cây này còn mang lại tài lộc cho gia chủ.
Ngoài ra, theo quan niệm của các nền văn hóa phương Đông, cây lưỡi hổ có tác dụng xua đuổi những điềm xấu, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cây lưỡi hổ được coi là món quà ý nghĩa cầu chúc may mắn cho bạn bè, người thân. Có thể dùng làm quà tặng đối tác, quà Tết, quà tân gia.
Vị trí đặt lưỡi hổ
Phòng khách là nơi lý tưởng để đặt cây lưỡi hổ. Để loại cây này ở đây không chỉ giúp không gian sống tươi mới, sinh động, ấn tượng cho căn phòng mà còn có tác dụng hút tài lộc cho gia đình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt cây lưỡi hổ mini trên bàn làm việc với ý nghĩa cầu mong mọi việc suôn sẻ.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Cây lưỡi hổ hợp với người mệnh Kim, mệnh Thổ. Người thuộc một trong hai mệnh này có thể trồng cây lưỡi hổ trong nhà để thu hút vận may, xua đuổi điều xấu, giúp cải thiện vận may, cầu mong làm ăn thuận lợi.
Người mệnh thổ và kim nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà.
Một số lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ
– Tưới nước: Lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt nên không cần tưới quá nhiều nước. Trong quá trình chăm sóc, bạn chỉ cần tưới nước cho cây từ 1-2 lần/tuần tùy theo điều kiện thời tiết. Khi tưới nên dùng bình phun sương để giữ ẩm cho cây.
– Ánh sáng: Cây lưỡi hổ ưa bóng râm, ưa ánh sáng yếu. Nên trồng cây ở nơi ít ánh sáng mặt trời. Nếu đặt trong nhà, thỉnh thoảng có thể đem cây ra nắng, khoảng từ 7-9 giờ sáng để thúc đẩy quá trình quang hợp của cây.
– Nhiệt độ và dinh dưỡng: Lưỡi hổ phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 20-30 độ C. Vào những ngày mùa đông có thể bón thêm phân để cây khỏe, chống rét tốt. Phân lân nên bón khoảng 3-4 tháng một lần, cách gốc khoảng 10 cm.
* Thông tin mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.