Ở Trung Quốc, những ngôi nhà mà các gia đình nhất quyết không di dời để nhường chỗ cho các dự án mới được gọi là “nhà đinh”, bởi chúng giống như những chiếc đinh không thể tháo rời.
Cụm từ “nhà đinh” được dùng để chỉ những ngôi nhà, công trình không chịu phá bỏ ở Trung Quốc. Chủ sở hữu những ngôi nhà này được cho là chỉ nhượng bộ nếu được đền bù một số tiền mà họ cho là xứng đáng.
Trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc, hiện tượng “nhà đinh” trở nên phổ biến ở nước này trong hơn 2 thập kỷ qua. Bên cạnh những tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm xung quanh và các thành phố Trung Quốc ngày càng hiện đại, nhiều “ngôi nhà đinh” vẫn sừng sững trên những thửa đất trị giá hàng triệu USD. .
Ở Nam Ninh, Trung Quốc có một ngôi nhà như vậy. Ngôi nhà ‘đinh’ gần như chặn hoàn toàn đường ra ngoài khu dân cư vào ngày 10/4/2015. Nguyên nhân ngôi nhà vẫn chưa được di dời là do chủ nhà cảm thấy mức đền bù chưa thỏa đáng.
Trước khi trở thành khu phố sầm uất, nơi đây từng là một ngôi làng. Cư dân ở đây đã được di dời vào cuối những năm 1990.
Nhiều người bất tiện vì nhà nằm giữa lòng đường. Ảnh: Gương
Theo Nanguo Morning News, chủ sở hữu ngôi nhà đã từ chối ký vào biên bản phá dỡ. Đứng một mình giữa đường hơn hai chục năm, năm 2015, ngôi nhà bị “gọi tên” vì làm gián đoạn công tác bảo trì đường bộ.
Nhiều gia đình sống gần đó đã chờ đợi nhiều năm, mong ngày con đường được thông thoáng hoàn toàn. Trong thời gian đó, họ buộc phải chọn con đường khác vì ngôi nhà vẫn nằm chắn giữa đường.
Ông Hoàng, một người dân địa phương cho biết: “Chúng tôi không biết tại sao ngôi nhà lại không thể tháo dỡ được”. Người phát ngôn của văn phòng phát triển đô thị-nông thôn địa phương cho biết yêu cầu của chủ sở hữu “không phù hợp với chính sách bồi thường phá dỡ hiện hành của Nam Ninh”.
Đến nay, ngôi nhà đã đứng đó hơn 30 năm. Hiện nay, những gì còn sót lại chỉ là một phần ngôi nhà đổ nát với mái ngói rách nát. Nhiều người không khỏi xót xa cho chủ nhà. Nếu họ chấp nhận bồi thường và dọn đi như hàng xóm thì rất có thể ngôi nhà đã không rơi vào hoàn cảnh này.
Đối với người qua đường, những “ngôi nhà đinh” là chướng mắt nhưng đối với chính quyền địa phương, chúng tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, chính phủ đất nước tỷ dân vẫn đang tìm cách giải quyết tình trạng này.
Nguồn: Tổng hợp