Nhiệt kế điện tử là loại thiết bị điện tử dùng để xác định nhiệt độ cơ thể tại nhà với thao tác đơn giản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc về độ chính xác của nó khi sử dụng và nên đo ở đâu chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1 Cơ chế hoạt động và lỗi của nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế điện tử hoạt động dựa trên cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ cơ thể. Cảm biến này được kết nối với bảng mạch điện tử được lập trình sẵn.
Khi quá trình đo diễn ra, cảm biến điện tử sẽ nhận thông tin để truyền dữ liệu về bộ vi xử lý và sau đó kết quả đo sẽ được trả về trên màn hình hiển thị nhiệt kế.
Nhiệt kế điện tử Microlife MT550 sử dụng công nghệ đầu dò vàng GoldTerm không gây dị ứng
Nhiệt kế điện tử cho tốc độ xử lý nhanh và độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, độ chính xác của nó còn phụ thuộc vào cách bạn thực hiện phép đo và khi đo bạn nên chú ý đến sai số. Thông thường, nhiệt kế điện tử sẽ có sai số nhỏ dao động từ khoảng 0,1 – 0,3 độ C.
2 Vị trí nên đo khi sử dụng nhiệt kế điện tử
Quá trình bạn thực hiện phép đo hoặc vị trí đo là yếu tố quyết định độ chính xác của nhiệt kế điện tử. Một số vị trí cần đo khi sử dụng nhiệt kế điện tử bao gồm:
- Đo nhiệt độ miệng: Phương pháp này phù hợp sử dụng với người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên .
- Đo nhiệt độ trán: Với nhiệt kế đo trán bạn có thể sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến người lớn .
- Đo nhiệt độ tai: Bạn có thể áp dụng phương pháp đo nhiệt độ tai cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên (nếu trẻ có nhiều ráy tai hoặc bị đau tai thì không nên sử dụng phương pháp này).
- Đo nhiệt độ trực tràng: Phương pháp này chủ yếu được thực hiện ở trẻ sơ sinh và cho kết quả chính xác nhất. Khi đưa nhiệt kế vào hậu môn, bạn cần cẩn thận để tránh làm tổn thương trực tràng của trẻ .
- Đo nhiệt độ ở nách: Sử dụng nhiệt kế điện tử để đo ở vị trí này thường khá an toàn đối với người già hoặc trẻ em hiếu động . Tuy nhiên, đo nhiệt độ ở nách cho kết quả không chính xác bằng đo nhiệt độ ở miệng, hậu môn.
Các vị trí đo nhiệt độ khi sử dụng nhiệt kế điện tử