Tối 30/8 theo giờ Mỹ (sáng 31/8, giờ Việt Nam), người dân khắp thế giới được chứng kiến siêu trăng xanh lớn nhất và sáng nhất trong năm hay còn gọi là siêu trăng xanh. Nó được cho là siêu trăng thứ hai trong tổng số 3 siêu trăng vào năm 2023, và mặt trăng sẽ tới điểm gần nhất trên quỹ đạo với Trái đất ở khoảng cách khoảng 357.181 km tính từ chúng ta. Vì khoảng cách này nên hình ảnh Mặt Trăng có vẻ lớn hơn và sáng hơn so với trăng tròn bình thường.
Theo NASA, hiện tượng Trăng xanh không liên quan đến màu sắc của Mặt trăng mà là thuật ngữ để chỉ sự kiện trăng tròn thứ hai vào tháng 8. Trước đây, trăng tròn xảy ra vào ngày 1/8 cũng được coi là siêu trăng, khi Mặt trăng nằm ở phía đối diện Trái đất với Mặt trời và được chiếu sáng toàn phần.
Theo tạp chí Business Insider, cái tên trăng xanh gắn liền với một sự kiện xảy ra vào năm 1883. Khi đó, vào ngày siêu trăng, một vụ phun trào núi lửa chết người trên đảo Krakatau, Indonesia đã khiến 36.000 người thiệt mạng. Hợp chất sulfur dioxide và tro bay vào khí quyển, biến Mặt trăng thành màu xanh lam vì các hạt khói núi lửa chặn ánh sáng đỏ mà không chặn các màu khác.
Về mặt thiên văn học, Trăng xanh xảy ra tương đối thường xuyên, thường là 2-3 năm một lần. Tuy nhiên, theo cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), những người đam mê thiên văn học sẽ có thể chứng kiến hiện tượng này một lần nữa cho đến năm 2037.
Mặt trăng trên St Leonards, Sydney, Úc
Mặt trăng đằng sau Tòa nhà King’s Liver và tượng Liver Bird ở Liverpool, Anh
Siêu trăng đằng sau lâu đài thời trung cổ Chlemoutsi ở Killini, Peloponnese, Hy Lạp.
Trăng tròn tỏa sáng trên bầu trời Hyderabad, Ấn Độ
Trăng tròn nhô lên trên ánh đèn của một tòa nhà ở Beirut, Lebanon
Siêu trăng đằng sau ngôi đền cổ Poseidon ở Cape Sounion, miền nam Hy Lạp, cách Athens 70 km về phía nam
Siêu trăng xanh trên khán đài trong trận đấu cricket T20 giữa Anh và New Zealand tại Emirates Riverside, phố Chester, Anh
Siêu trăng trên Quảng trường Sukhbaatar ở Ulaanbaatar, Mông Cổ
Mặt trăng bắt đầu mọc trên Tháp Galata, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhiếp ảnh gia đã ghi lại được hiện tượng thiên văn hiếm gặp tại Tháp Galata nổi tiếng của Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguồn: 9News