Bạn đang xem bài viết Những lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê bằng dược sĩ tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, bởi vì nhu cầu muốn được chăm sóc sức khỏe ngày một gia tăng, vậy nên, số lượng nhà thuốc tây mở mới cũng từ thế mà tăng theo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để mở nhà thuốc, thế nên, một số người lại tìm một cách không chính thống khác đó là thuê bằng dược sĩ của người khác. Vậy việc làm này có hợp pháp hay không, và bạn có nên ký kết hợp đồng thuê bằng dược sĩ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
I. Hợp đồng thuê bằng dược sĩ là gì?
Hợp đồng thuê bằng dược sĩ là hợp đồng được ký kết bởi một đơn vị không có điều kiện mở nhà thuốc cùng với những người đã có bằng dược sĩ. Mục tiêu của việc này đó là giúp bên đơn vị không có đủ điều kiện “mượn” bằng dược sĩ để hợp pháp hóa quy trình mở nhà thuốc tây của họ.
Hiện trạng này xảy ra khá phổ biến bởi vì việc ký kết này mang lợi cho đôi bên. Một bên thì không có đủ bằng, chuyên môn để cấp thuốc cho bệnh nhân, còn một bên thì có đủ những yếu tố kể trên, nhưng lại thiếu vốn. Ngoài ra, việc một nhà thuốc đứng ra để thuê hẳn dược sĩ đại học về làm việc cho nhà thuốc toàn thời gian sẽ mất khá nhiều chi phí nhân sự. Vậy nên, để cắt giảm chi phí thì họ thường chọn cách là ký kết hợp đồng thuê bằng dược sĩ bên ngoài.
Tuy nhiên, việc này cũng mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với người bệnh bởi vì khi đó họ sẽ được cấp thuốc bởi những người không có đủ chuyên môn. Ngoài ra, nếu như bị phát giác thì cả người cho thuê bằng và người chủ nhà thuốc sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Vậy nên, có thể nói rằng việc ký kết giữa hai bên vốn là một hành vi vi phạm hành chính. Cho nên vì thế, hợp đồng cho thuê bằng dược sĩ cũng sẽ không được xem là hợp pháp.
Tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:
– Dược sĩ đào tạo Nhà thuốc An Khang
– Dược sĩ bán thuốc An Khang
II. Hành vi thuê bằng dược sĩ có vi phạm pháp luật?
Hành vi thuê bằng dược sĩ tại các nhà thuốc được xem là hành vi vi phạm hành chính theo Điều 6 Luật Dược 2016. Do đó, cá nhân, đơn vị thuê bằng và người cho thuê sẽ chỉ bị phạt tiền và tước chứng chỉ hành nghề Dược. Mức phạt sẽ giao động từ 5 – 20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Do đó, trong trường hợp bạn không phải là người trong ngành, nhưng đang là chủ nhà thuốc thì nên nhanh chóng bổ sung thêm chứng chỉ liên quan đến ngành Dược, và tối thiểu là bằng Trung cấp Dược trở lên. Việc này sẽ giúp cho bạn tránh được các rắc rối liên quan đến pháp lý. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng nâng cấp cơ sở kinh doanh dược phẩm của mình lên nhà thuốc GPP bằng việc đi học ở trình độ cao hơn.
III. Quy định xử phạt người cho thuê và người đi thuê bằng dược sĩ
1. Đối với cá nhân
Quy định xử phạt người cho thuê và người đi thuê bằng dược sĩ được đề cập trong khoản 2 Điều 52 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt sẽ là từ 5 – 10 triệu đồng. Cũng cần lưu ý rằng, mức phạt kể trên là mức phạt dành cho cá nhân, tức là nhà thuốc tư nhân theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
2. Đối với tổ chức
Đối với các tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 2 lần so với mức phạt đối với cá nhân, tức là 10 – 20 triệu đồng. Ngoài ra, đối với người cho thuê bằng dược sĩ cho các cá nhân đơn vị khác cũng sẽ nhận hình phạt bổ sung đó là tước chứng chỉ hành nghề trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng.
Trong trường hợp nhà thuốc được kiểm tra, nhưng không có sự xuất hiện Dược sĩ đứng tên tại đó, đồng thời thiếu giấy tờ cử người hay giấy tờ ủy quyền người khác theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 5 – 8 triệu đồng. Đồng thời, thời gian bị tước chứng chỉ hành nghề sẽ là 3 tháng. Nếu như cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc) có 3 lần vắng mặt Dược sĩ đứng tên thì sẽ bị rút giấy phép hành nghề.
IV. Những lưu ý để không gặp rắc rối pháp lý khi kinh doanh thuốc
1. Yêu cần về bằng cấp, kinh nghiệm
Ở Việt Nam, bạn cần tốt nghiệp ngành Dược sĩ hệ Đại học trở lên, đồng thời có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 2 năm tại các cơ sở chuyên môn về thuốc để có thể mở được nhà thuốc. Trong khi đó, để mở được quầy thuốc thì mức độ học vấn yêu cầu là tốt nghiệp Cao đẳng hay Trung cấp ngành Dược, đồng thời có 2 năm làm việc tại các cơ sở kinh doanh về thuốc.
2. Thuê bằng sẽ gây nên nhiều rắc rối
Việc thuê bằng dược sĩ của người khác sẽ tiềm tàng nhiều rắc rối về pháp lý, đồng thời là ảnh hưởng trực tiếp tới cả sức khỏe của người dân. Ngoài ra, nếu như bị phát giác, danh tiếng của nhà thuốc cũng như dược sĩ cho thuê bằng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, thay vì tìm cách thuê bằng dược sĩ của người khác để mở nhà thuốc, bạn nâng cấp kiến thức của mình bằng cách học bằng Trung cấp Dược sĩ, sau đó có thể từ từ học lên các bậc cao hơn.
3. Cách để có kinh nghiệm làm việc khi chưa đủ điều kiện mở nhà thuốc riêng
Trong trường hợp bạn đã có bằng dược sĩ, và chưa đủ điều kiện mở quầy thuốc riêng tại nhà, bạn có thể xem xét ứng tuyển một số vị trí việc làm tại Nhà thuốc An Khang để tích góp kinh nghiệm. Việc có kinh nghiệm sau khi làm việc tại Nhà thuốc An Khang không chỉ phục vụ việc thỏa mãn điều kiện mở quầy thuốc riêng mà còn giúp dược sĩ nâng cao tay nghề hay kỹ năng mềm của bản thân.
Xem thêm:
– Dược sĩ đại học có khó không? Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu học
– Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện
– Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn một số lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê bằng dược sĩ. Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích, đừng ngần ngại để lại bình luận, đồng thời chia sẻ rộng rãi bài viết này nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê bằng dược sĩ tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.