Chảy máu mũi là vấn đề sức khỏe thường gặp phải ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Vậy hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng tránh chảy máu mũi ở trẻ ngay sau đây.
Chảy máu mũi là tình trạng xuất huyết ở mũi và là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hiện tượng này gây ra nhiều khó chịu, thậm chí là hoảng sợ, tuy nhiên chảy máu mũi ở trẻ không phải là triệu chứng hay bệnh trầm trọng cần cấp cứu nhưng bạn cũng cần có kiến thức cơ bản để có thể sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi. Vậy cùng Thcshoanghiep.edu.vn nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ, cũng như cách điều trị và phòng tránh ngay bài viết sau nha!
Những nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ là gì?
Chảy máu mũi ở trẻ có thể do nguyên nhân vật lý, với các tác động tại chỗ gây ra tổn thương. Hoặc có thể là nguyên nhân bệnh lý, liên quan đến vùng tai mũi họng với các tính chất sức khỏe không đảm bảo. Các nguyên nhân với trẻ phải được thăm khám và kiểm soát kịp thời, sau đây sẽ là những nguyên nhân chính gây chảy máu mũi ở trẻ:
Tác động lực mạnh ở vùng mũi:
Trẻ chảy máu mũi do bị va chạm mạnh vào mũi trong quá trình hoạt động, đánh nhau hay bé ngoáy mũi, đút dị vật vào mũi khi nô đùa, hắt hơi, xì mũi không đúng cách.
Trẻ ngoáy mũi quá mạnh và thường xuyên sẽ làm rụng lông mũi, làm tổn thương các mạch máu trong mũi, dẫn đến hậu quả làm vỡ mạch máu, chảy máu mũi. Nếu trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn, làm giảm chức năng bảo vệ khoang mũi, gây ra các triệu chứng nghiệm trọng hơn.
Tiếp xúc với thời tiết nóng và khô quá lâu:
Thời tiết nóng, khô làm các vùng da gần mạch máu cũng bị khô và rát. Gây khó chịu với các tác động nhẹ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương vùng dưới da ở mũi. Từ đó mà làm vỡ mạch máu, chảy máu mũi ở trẻ.
Sử dụng điều hòa, máy lạnh, máy sưởi trong thời gian dài cũng gây ra hiện tượng tương tự.
Viêm mũi dị ứng:
Các mô dọc theo mũi bị sưng lên do dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang bởi các tác nhân từ môi trường, độ ẩm. Gây nên tình trạng giãn mao mạch, khi có các tác động dù là nhỏ cũng sẽ gây ra các vết loét và chảy máu, khi hắt hơi hoặc xì mũi sẽ kèm theo máu ở dạng vệt nhỏ.
Viêm xoang:
Viêm xoang gây chảy máu mũi khi người bệnh ngoáy mũi thường xuyên, hắt hơi mạnh, sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc chống viêm trong thời gian dài,… Nếu máu mũi có màu đậm, mùi hôi khi chảy thì có thể do nhiễm trùng xoang và bệnh nhân phải đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra.
Khối u hốc mũi:
Xuất hiện một số triệu chứng như: Một bên mũi gồm thay đổi khứu giác, chảy máu mũi, chảy dịch mũi hôi, nghẹt mũi. Trạng thái phản ánh sức khỏe không được đảm bảo với các giai đoạn khác nhau, trừ u mạch máu ra thì thường mức độ chảy máu sẽ không trầm trọng.
- U lành tính có thể là: U xơ vòm mũi họng, u hạt, u mạch, u nhú. Nếu trẻ xuất hiện u lành tính này cần được điều trị kịp thời để mang đến hiệu quả sức khỏe tốt nhất.
- U ác tính sẽ hiếm gặp hơn, bao gồm: Ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng và khối u lympho không hodgkin.
Cần làm gì khi trẻ chảy máu mũi?
Một số việc cần làm ngay khi trẻ bị chảy máu mũi để kịp thời điều trị, hạn chế sự ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tránh những biến chứng ung thư mũi:
- Cần phải bình tĩnh trấn an trẻ không được để trẻ hoảng sợ. Cho bé ngồi thẳng bằng cách dựa lưng vào ghế hoặc người lớn, đầu bé hướng ra trước hơi cúi đồng thời dùng ngón cái và ngón trỏ ép cánh mũi hai bên lại trong thời gian khoảng 5-10 phút. Đây là phương pháp hiệu quả nhất cho hầu hết các trường hợp.
- Nếu bé thường xuyên bị chảy máu mũi, hoặc chảy máu mũi kèm theo tình trạng đi tiểu, đi ngoài có máu, để lại vết bầm trên da khi va chạm nhẹ, hoặc vết bầm tự nhiên, đang dùng thuốc kháng đông hoặc điều trị bệnh có sẵn thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để xem xét khi nào thì cần thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện.
- Nếu trẻ chảy máu mũi kéo dài 10 – 20 phút mà không cầm được, chảy với lượng máu nhiều, ói ra máu, tim đập nhanh, da nổi ban, sốt cao,…. thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Lưu ý: Theo Báo Vinmec: “Khi trẻ bị chảy máu mũi, không cầm máu bằng cách cho trẻ ngửa cổ hay nằm ngửa xuống giường, việc này có thể làm máu chảy từ khoang mũi xuống họng, trẻ bị ói máu và đi tiểu ra máu”.
Cách phòng và điều trị chảy máu mũi ở trẻ em
Để phòng tránh chảy máu mũi ở trẻ em, chúng ta cần:
- Tránh lui tới thường xuyên hai trạng thái không khí nóng lạnh, luôn đảm bảo điều kiện thở trong thời tiết ổn định, không khí duy trì độ ẩm vừa phải.
- Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế khả năng trẻ tự gây tổn thương niêm mạc mũi khi hoạt động, dặn trẻ không nên ngoáy mũi hay xì mũi.
- Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, thông báo cho bác sĩ tình trạng của trẻ nếu trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên.
- Phụ huynh nên ngừng hút thuốc khi trong nhà có trẻ nhỏ nhằm giúp cho trẻ không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, gây chảy máu mũi.
- Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định và điều trị bằng những phương pháp điều trị khác nhau, ví dụ như: Nhét bấc mũi để cầm máu tại chỗ, dùng thuốc hay có thể là làm phẫu thuật…
Trên đây là những chia sẻ của Thcshoanghiep.edu.vn về những nguyên nhân và cách phòng tránh chảy máu mũi ở trẻ. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức hữu ích vào cẩm nang chăm sóc con trẻ. Đừng quên theo dõi và đón chờ những bài viết tiếp theo của Thcshoanghiep.edu.vn nhé!
Nguồn: Báo Vinmec
Mua sữa bột các loại dành cho bé tại Thcshoanghiep.edu.vn nhé:
Thcshoanghiep.edu.vn