Bạn đang xem bài viết Những sự thật về ngành thương mại điện tử mà bạn muốn biết tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thương mại điện tử đang là một hình thức kinh doanh có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ và là một ngành nghề được đánh giá là nhiều tiềm năng. Vậy bạn có thực sự hiểu biết về ngành này cũng như biết được những sự thật về ngành thương mại điện tử? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình nhé!
I. Ngành Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử đang là một kênh phân phối hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng hiện nay. Khác với thương mại truyền thống, thương mại điện tử là hình thức kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thông qua thông qua mạng Internet, mạng máy tính. Trong thời đại 4.0 và xu hướng toàn cầu hóa, đây là một ngành đầy tiềm năng với rất nhiều cơ hội để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và phát triển mạnh mẽ.
Để có thể hòa nhập và phát triển tốt trong môi trường thương mại điện tử, bạn cũng cần một số tiêu chí để phù hợp với các công việc của ngành này. Như cái tên của mình, đây là một ngành cần có sự kết hợp giữa kinh doanh và công nghệ thông tin, vậy nên, những người hợp với ngành thương mại điện tử là những người có sự hiểu biết về công nghệ và tận dụng tốt vai trò của Internet. Ngoài ra, để kinh doanh có hiệu quả, không thể thiếu những tố chất cá nhân như sự nhạy bén, linh hoạt, có các kỹ năng mềm cần thiết trong môi trường kinh doanh, có đam mê, sự nỗ lực,…
II. Cơ hội việc làm ở ngành Thương mại điện tử
Với tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Thương mại điện tử chắc chắn là một ngành “hot” với rất nhiều cơ hội việc làm, trong tương lai gần, đây sẽ là một ngành cần rất nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức, kỹ năng và được đào tạo bài bản.
Những người có đầy đủ kiến thức cũng như thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, hiểu biết trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, bạn có thể cân nhắc rất nhiều vị trí công việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại các vị trí sau:
– Chuyên viên thương mại điện tử: Có trách nhiệm xây dựng các hệ thống thương mại điện tử, các nền tảng kinh doanh trực tuyến tại các cơ quan, doanh nghiệp.
– Chuyên viên kinh doanh trực tuyến: ứng dụng thương mại điện tử vào việc kinh doanh trực tuyến.
– Chuyên viên lập trình ứng dụng: Có nhiệm vụ xây dựng các phần mềm, website, ứng dụng,… giúp quản lý kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
– Chuyên viên lập dự án: Hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin.
– Tư vấn viên: Tư vấn, đề xuất các giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, huấn luyện nhân viên để khai thác tối ưu các hệ thống thương mại điện tử ở doanh nghiệp.
– Giảng dạy, đào tạo: Giảng viên giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử.
III. Mức lương của nhân viên ngành Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một ngành đầy tiềm năng, do đó mức lương ở ngành này cũng được đánh giá ở mức cao. Vào năm 2021, mức lương khởi điểm của một nhân viên trong ngành thương mại điện tử thường dao động từ 500 đến 700 USD, còn với những nhân viên đã có kinh nghiệm, con số này sẽ nằm vào khoảng 1000 USD đến 1600 USD. Tuy nhiên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo, tùy theo từng vị trí cũng như thời điểm mà mức lương ở ngành này cũng sẽ có sự thay đổi.
Việc làm có thể bạn quan tâm – tuyển dụng thương mại điện tử:
– Quản trị viên kênh Online (Social, Sàn TMĐT)
– Nhân viên Phát triển Kinh doanh sàn E-com (B2B/ Brand, Big seller)
– Nhân viên Phát triển Kinh doanh sàn E-com (B2C, C2C, No-brand, Small seller)
IV. Một số sự thật về ngành Thương mại điện tử
1. Số lượng người tiêu dùng online tăng trưởng nhanh
Theo thông tin từ diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2020 cho thấy, số người tiêu dùng mua sắm online tăng lên 25% so với mua sắm truyền thống. Cũng theo khảo sát của diễn đàn này, có đến 55% người tiêu dùng mua sắm online ở độ tuổi 18-29, trong đó 63% người tham gia là phụ nữ, 65% là nhân viên văn phòng và 70% có thu nhập cao.
Đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp bắt buộc thế giới phải thay đổi thói quen sinh hoạt và đặc biệt là thói quen mua sắm hàng ngày. Từ đó, 82% người tiêu dùng trả lời là họ đã mua sắm online trong giai đoạn giãn cách xã hội, trong đó 98% cho biết họ tiếp tục mua online kể cả sau cách ly.
Không tách biệt với thế giới, Việt Nam cũng xếp thứ ba toàn Đông Nam Á về tổng lượng truy cập các ứng dụng mua sắm trực tuyến và chiếm 19,5% thị phần toàn khu vực. Những con số này đã minh chứng rõ ràng cho tiềm năng đang ngày càng được mở rộng của Thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng và toàn câu nói chung.
2. Nhu cầu tuyển dụng lớn
Cũng do sự mở rộng của ngành cùng những tác động của đại dịch Covid-19 mà nhu cầu của những doanh nghiệp thương mại điện tử đang tăng lên vượt trội. Có đến 46% số công ty được khảo sát cho biết họ không thể tuyển được các chuyên viên có kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử như mong muốn. Chính vì thế, các công ty đều rất hy vọng được bổ sung nguồn nhân lực được đào tạo cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới.
3. Người tiêu dùng có xu hướng yêu thích mua sắm online
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của mua sắm online ngày nay. Mua sắm online giúp tiết kiệm thời gian, tránh việc tụ tập, chen lấn đông người ở cửa hàng hay mất thời gian, công sức di chuyển,… nên rất nhiều khách hàng đang yêu thích và có xu hướng mua sắm online là chính. Mua sắm online vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiện lợi trong nhiều khâu như lựa chọn hàng hóa, thanh toán, sử dụng voucher,… nên việc mua sắm online đã dần trowe thành thói quen của nhiều người tiêu dùng. Do đó giúp cho ngành thương mại điện tử càng có thêm nhiều lợi thế hơn so với các hình thức kinh doanh truyền thống trước đây.
4. Thời gian sử dụng điện thoại cao
Điện thoại đã trở thành một thiết bị quen thuộc, thậm chí là một vật “bất ly thân” với nhiều người. Con người ngày nay không chỉ sử dụng điện thoại di động để liên lạc mà còn rất nhiều mục đích khác như làm việc, học tập, cập nhật tin tức,… và mua sắm cũng là một trong số đó.
Theo các nghiên cứu trước đó, có đến 85% khách hàng tìm hiểu các thông tin về sản phẩm và đọc feedback trên Internet trước khi mua sắm và có đến 47% người dùng sử dụng các ứng dụng có sẵn trên smartphone để mua hàng. Ứng dụng càng dễ sử dụng, có nhiều tính năng tích hợp và đa dạng, minh bạch về hàng hóa, càng kích thích giỏ hàng người tiêu dùng. Việt Nam cũng không ngoại lệ, những cụm từ như “mua hàng online”, “săn deal giá sốc” đã không còn xa lạ gì với những người mua hàng hiện nay rồi.
5. Ngành xuất hiện nhiều tỷ phú nhất
Nếu bạn là người hay cập nhật tin tức về những tỷ phú trên thế giới thì sẽ nhận ra rằng, trong suốt 4 năm qua, hầu như các triệu phú, tỷ phú đều xuất hiện từ lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Những tỷ phú nổi tiếng hàng đầu thế giới và đang sở hữu khối tài sản tỷ đô đều đang hoạt động trong lĩnh vực này như: CEO Jack Ma của Alibaba, Jeff Bezos – CEO của Amazon hay Anthony Tan – CEO của Grab,…. Ngoài ra mỗi ngày có hàng trăm triệu phú tự thân mới nổi khác xuất hiện trên thị trường. Đây đã mở ra một cơ hội hoàn thành giấc mộng làm giàu cho rất nhiều người khi bạn có tầm nhìn xa và am hiểu sâu sắc lĩnh vực thương mại điện tử.
6. Sử dụng người có người ảnh hưởng để gợi ý sản phẩm
Sử dụng người có tầm ảnh hưởng để gọi ý sản phẩm chính là một hình thức marketing hiệu quả. Theo nghiên cứu, 81% người tiêu dùng đặc biệt tin tưởng những sản phẩm được khuyên dùng bởi bạn bè, người thân và đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Với nhiều người tiêu dùng thường có xu hướng cảm thấy không tự tin về chất lượng sản phẩm mà họ chưa từng mua, việc gợi ý cho họ thông qua những người có sức ảnh hưởng sẽ có tác động trực tiếp đến hành vi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của họ.
Đây cũng là một chìa khóa quảng cáo được rất nhiều nhãn hàng sử dụng và đạt được hiệu quả, rất nhiều chiến dịch sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng trên các trang mạng xã hội nổi tiếng đã đem đến thành công cho các doanh nghiệp và thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng.
7. Ưu đãi freeship giúp thu hút khách hàng
Thường thì nhiều người sẽ ngại mua sắm online vì e ngại tiền ship, đừng lo vì đã có vô vàn mã freeship giúp người hàng giảm phí vận chuyển rất nhiều thậm chí là về 0Đ. Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, khách hàng có xu hướng mua nhiều hơn 30% ở mỗi đơn hàng nếu như được ưu đãi freeship. Trong môi trường mua sắm trực tuyến, freeship có thể coi là động lực rất lớn để khách hàng gia tăng số lần mua sắm cũng như tăng giá trị của đơn hàng. Ngược lại, nếu chi phí vận chuyển càng cao, khách hàng càng dễ hủy đơn hàng hoặc bỏ rơi giỏ hàng, , thậm chí theo ước tính, 50% đơn hàng bị hủy do chi phí vận chuyển cao.
Xem thêm:
– Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo
– 9 mô hình thương mại điện tử điển hình ở Việt Nam hiện nay
– Kinh doanh điện tử (E-business) là gì? Xu hướng việc làm hiện nay
Bài viết đã giới thiệu những sự thật thú vị về ngành thương mại điện tử, rất mong có thể mang tới những thông tin hữu ích cho bạn. Rất cảm ơn đã theo dõi và đừng quên để lại bình luận và chia sẻ bài viết cho mọi người nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những sự thật về ngành thương mại điện tử mà bạn muốn biết tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.