Bạn đang xem bài viết Phân tích bài ca dao: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài ca dao “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” đã trở thành một đề tài nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực văn học – ngôn ngữ học. Với sự đa dạng và sâu sắc của nội dung, bài ca dao này đã trở thành nguồn tài liệu quý giá để các nhà nghiên cứu khảo sát, phân tích và rút ra các bài học ý nghĩa về đạo đức, tình anh em và cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chuỗi khúc ca này và lý giải những thông điệp sâu sắc mà nó mang đến.
Đề bài: Phân tích bài ca dao: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Bài Làm
Việt Nam là đất nước mang một nền văn hiến lâu đời và mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống đáng quý. Một trong những giá trị vẫn còn tồn tại đến bây giờ chính là một nền văn học dân gian được ra đời sớm và phát triển kéo dài thành tựu cho tới ngày hôm nay. Bản chất của văn học dân gian là mang tính truyền miệng nên những câu ca dao, tục ngữ với đậm chất tính gần gũi như về gia đình, bạn bè, tình yêu, cuộc sống… dễ dàng đi vào lòng người. Và ca dao, tục ngữ cũng là một trong những lời giáo huấn, khuyên răng giúp cho mỗi người chúng ta tự rèn luyện mình để trở thành những con người có ích cho xã hội. Trong bề dày ca dao dân ca ấy những câu ca dao nói về tình cảm gia đình – thứ tình cảm thiên liêng nhất của mỗi con người, lại đáng quý hơn cả. Nói đến gia đình thì đó chính là tấm lòng của những bậc làm cha mẹ nhưng cũng không thể thiếu đi tình cảm anh em yêu thương, quý mến. Một câu ca dao tiêu biểu có thể diễn tả hết được tình anh em ruột thịt mà nhiều người chúng ta đã thuộc nằm lòng là:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Chỉ với hai câu thơ lục bát đơn giản với mười bốn từ mà lại đựng một đạo lí cao đẹp ngàn đời đầy cao cả. Nêu lên được hết tinh thần yêu thương con người quý trong tình cảm gia đình của dân tộc ta.
Ở câu đầu “Anh em như thể tay chân” câu ca dao đã khẳng định sự quan trọng của những người anh chị em trong gia đình. Đó là một mối quan hệ không thể tách rời, cùng tồn tài và giúp đỡ lẫn nhau. Chân tay chính là bộ phận trên cùng một cơ thể của con người và đây được xem là nơi giữ chức năng quan trọng nhất của con người sau năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Chân và tay mặt dù nắm giữ hai chức năng khác nhau và nằm ở một vị trí không cân xứng nhưng lại luôn kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động và công việc của con người. Nếu mất đi một trong hai thứ là chân hoặc tay thì cuộc sống của con người sẽ trở nên vô cùng khó khăn hay đúng hơn là khuyết tật, thậm chí là tàn tật. Vậy vì sao anh em lại như là tay chân? Đây là sự tượng trưng cho tầm quan trọng giữa tình cảm anh em bởi nó có nhưng điểm tương đồng đến kì lạ. Anh em tuy hai nhưng lại là một, cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình, cùng nhau lớn lên. Một sự gắn liền với nhau ngay từ thuở thơ bé, mọi chuyện đều đã trải qua cùng nhau, cùng giúp đỡ nhau và đều là những thứ quý giá của mỗi một con người. Câu ca dao muốn khẳng định mối quan hệ của anh em trong gia đình chính là sự gắn kết không thể chia tách được.
Đến câu thứ hai “Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” lại nói đến sự răn dạy về cách đối xử giữa những người anh em với nhau. Đầu tiên hai cặp từ trái nghĩa “rách lành” và “dở hay” chính là nói lên những hoàn cảnh, tình huống mà ta hay gặp trong cuộc sống. Đã là con người trong cuộc sống này thì không có một ai là hoàn hảo cả và những người anh em của chúng ta cũng vậy. Họ có thể rất “hay”, đôi khi họ có những hoàn cảnh sống đầy giàu sang, “lành lặn”. Nhưng cũng không thể thiếu lúc họ gặp những khó khăn và sai lầm trong cuộc sống, đôi khi đến mức họ làm những việc có lỗi với ta. Nhưng trên tất cả chúng ta cần biết “đỡ đần” và “đùm bọc” lẫn nhau những lúc như vậy. Bởi không thể vì anh ta em ta làm sai hay khó khăn mà chúng ta ruồng rẫy hay vứt bỏ đi thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Giống như chúng ta không thể tự chặt bỏ đi tay chân của chính bản thân mình vậy. Như vậy mới là anh em thật sự, là những người biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh dù giàu sang hay khốn khó. Và chúng ta phải tự ý thức được tầm quan trọng của sự giúp đỡ và sang sẻ lẫn nhau đó giữa những người anh em với nhau trong gia đình.
Qua bài ca dao ta có thể thấy được sự quý giá và tầm quan trọng của những người anh em trong gia đình. Và vì quan trọng như vậy nên mỗi người chúng ta đều phải tự mình gìn giữ và yêu thương nhau, những người anh em của mình. Chỉ hai dòng chữ ngắn như vậy lại hàm súc trong đó giá trị to lớn và kinh nghiệm sống ngàn đời của ông cha làm chúng ta không thể không tự hào về chính cha ông mình. Niềm tự hào đó sẽ theo ta suốt đời, giúp ta vượt qua mọi thử thách và trở thành một người đúng nghĩa. Và điều đầu tiên chúng ta cần phải làm chính là trân trọng tình cảm gia đình và trên hết chính là yêu quý chính những người anh em của chúng ta.
Trên đây là phân tích và giải thích ý nghĩa của bài ca dao “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Bài ca dao này cho thấy tình cảm đoàn kết, sự trợ giúp nhau giữa anh em họ, dù cho họ có khác biệt về tính cách hay suy nghĩ. Người ta không nên chỉ nhìn vào những khuyết điểm hoặc sự khác biệt của người khác, mà cần cùng nhau bổ sung, hoàn thiện và hỗ trợ nhau để tạo nên một mạng lưới đoàn kết vững chắc. Ngoài ra, bài ca dao này cũng ám chỉ đến ý nghĩa của việc chia sẻ và đồng cảm với những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó là thông điệp mang tính nhân văn rất cao của tác giả. Bài ca dao “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” rất đáng để chúng ta học tập và hiểu rõ từng tác giả của những bài ca dao dân gian Việt Nam.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích bài ca dao: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Bài ca dao
2. Phân tích
3. Anh em
4. Tay chân
5. Rách lành
6. Đùm bọc
7. Dở hay đỡ đần
8. Tương phản
9. Nhân vật
10. Tình cảm gia đình.