Tiền sảnh không chỉ là nơi gia chủ tiếp khách mà còn là không gian ngăn chặn những xung đột từ bên ngoài xâm nhập và cũng là điểm nhấn riêng biệt của mỗi ngôi nhà.
Sử dụng thêm mái che để che tiền sảnh |
Theo phong thủy, tiền sảnh cần phải tương ứng với kích thước ngôi nhà cũng như cửa ra vào. Những ngôi nhà lớn có lối vào nhỏ hoặc không có tiền sảnh rất dễ bị khí phát tán. Một ngôi nhà nhỏ có sảnh quá rộng sẽ lãng phí không gian. Đối với tiền sảnh của những ngôi nhà cao, hoành tráng, có thể sử dụng mái phụ hạ thấp để hạn chế vùng đệm. Điều này khác với sảnh của các tòa nhà công cộng lớn, thường cao và rộng để chứa được nhiều người.
Ở các nước nhiệt đới, tiền sảnh đóng vai trò là khu vực tiếp tân tạm thời và thường không có cửa hoặc tường. Ở tiền sảnh thường có nơi để giày, mũ, áo mưa… để thuận tiện trong sử dụng và giảm “áp lực” cho phòng khách bên trong.
Về hình dáng và màu sắc, tiền sảnh có thể bố trí theo nguyên tắc ngũ hành tương tác để tăng thêm sức sống. Ví dụ, với một ngôi nhà hình vuông (yếu tố Thổ), mái nhà dẫn vào tiền sảnh nên nhọn (yếu tố Hỏa). Nếu ngôi nhà sơn màu xanh lam (yếu tố Thủy), tiền sảnh – mái nhà có thể sơn màu trắng (yếu tố Kim). Khi hành lang dài (Mộc), có thể sử dụng gạch trang trí thô, điểm nhấn hình vuông (Thổ)…
(Theo Baomoi)