Bạn đang xem bài viết Quản trị Marketing là gì? Những điều cần lưu ý cho người quản trị tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chiến dịch Marketing có đem lại hiệu quả hay không một phần là nhờ công tác quản trị. Vậy quản trị Marketing là gì? Đâu là những điều cần lưu ý cho người quản trị? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này, cũng theo dõi nhé!
I. Quản trị Marketing là gì?
1. Định nghĩa quản trị Marketing
Quản trị Marketing là việc phân tích, lên chiến lược, thực hiện, theo dõi, đánh giá dự án Marketing. Nhờ có quản trị mà Marketing được thực hiện theo quy trình bài bản, chuyên nghiệp và dễ dàng quản lý hơn.
2. Đặc điểm của quản trị Marketing
Quản trị Marketing là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn và cần sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ nhân sự. Việc quản trị Marketing được thực hiện dựa trên mục tiêu dự án đã đề ra bao gồm quản trị khách hàng và nhu cầu thị trường.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – tuyển dụng marketing:
– Nhân viên SEO website TMĐT (TGDĐ/ĐMX/Ava/Topzone…)
– Nhân viên Digital Marketing
II. Tầm quan trọng của quản trị Marketing trong doanh nghiệp
– Đưa doanh nghiệp tiếp cận đến thị trường mục tiêu: một sản phẩm tốt không thể đến được với người tiêu dùng nếu không có Marketing. Có thể nói Marketing là khâu cuối cùng trong hành trình đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Và Marketing có hiệu quả hay không thì cần có sự đóng góp của nhà quản trị. Quản trị giúp công việc thực hiện logic, trôi chảy hơn và đúng theo mục tiêu đã đề ra.
– Gia tăng doanh thu: một khi sản phẩm được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng thì doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh thu. Như vậy, quản trị Marketing đóng vai trò quan trọng, giúp gia tăng hiệu quả và thu hút khách hàng.
– Tối ưu hóa chi phí Marketing: việc quản trị tốt Marketing không chỉ giúp gia tăng tối đa hiệu quả mà còn tối ưu hóa chi phí bỏ ra. Nếu quảng bá mang lại cho doanh nghiệp khách hàng nhưng lại tốn kém một khoảng phí khổng lồ thì thật sự chưa hợp lý. Hiệu quả phải cân đối so với mức chi phí bỏ ra và quản trị Marketing là công cụ giúp bạn làm được điều đó.
III. So sánh quản trị Marketing và quản trị bán hàng
Về điểm giống nhau, quản trị Marketing và quản trị bán hàng đều hướng đến mục tiêu tiếp cận khách hàng tiềm năng và mang lại doanh thu cho công ty. Cả hai đều giúp cho quy trình kinh doanh được diễn ra trơn tru, chuyên nghiệp hơn theo đúng mục đích đề ra.
Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt dễ nhận thấy. Quản trị Marketing được lên kế hoạch và thực hiện dựa trên nhu cầu của người dùng và nhắm tới tới khách hàng mục tiêu thông qua các công cụ tiếp thị quảng cáo. Hình thức này tập trung đánh vào tâm lý và nhằm chiếm được niềm tin của khách hàng.
Sau khi người dùng đã tin tưởng doanh nghiệp và quyết định mua hàng thì khâu tiếp theo sẽ là của quản trị bán hàng. Quản trị bán hàng chủ yếu tập trung vào nhu cầu của người bán. Như vậy, trọng tâm kinh doanh của quản trị bán hàng là sản xuất ra các sản phẩm dựa vào chủ ý kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu thị trường.
IV. Chức năng của người quản trị Marketing trong doanh nghiệp
– Chức năng hoạch định: hoạch định chính là khâu đầu tiên trong chiến dịch Marketing. Với chức năng hoạch định, nhà quản trị sẽ là người tìm hiểu nhu cầu của thị trường, lập kế hoạch chi tiết, xây dựng chương trình phát triển sản phẩm, đề xuất giá, thực hiện chương trình khuyến mãi và lựa chọn kênh phân phối phù hợp.
– Chức năng tổ chức: sau chức năng hoạch định sẽ là chức năng tổ chức. Đó là việc phân công nhiệm vụ cho đội ngũ nhân viên và tổ chức thực hiện dự án.
– Chức năng lãnh đạo: về chức năng lãnh đạo, nhà quản trị có nhiệm vụ hướng dẫn công việc, động viên nhân viên làm việc hiệu quả, đàm phán, thỏa thuận với các bên liên quan.
– Chức năng kiểm tra: sau cùng và đóng vai trò quan trọng là chức năng kiểm tra. khi dự án đã đi vào hoạt động, nhà quản trị cần nắm rõ hiệu quả mang lại và chi phí bỏ ra sao cho phù hợp với ngân sách. Bên cạnh đó, đánh giá quy trình thực hiện dự án của nhân viên và sửa đổi nhanh chóng.
V. Những điều cần lưu ý cho người quản trị Marketing
Vì Marketing rất quan trọng nên người làm quản trị phải thực sự am hiểu và có đủ khả năng dẫn dắt. Sau đây là những điều lưu ý mà bất kỳ nhà quản trị Marketing nào cũng cần phải biết.
1. Quy trình quản trị Marketing chuyên nghiệp
Phân tích thị trường và đối thủ: việc phân tích thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng và đánh trúng vào tâm lý khách hàng. Về phân tích đối thủ, bạn có thể học hỏi thêm nhiều điều từ học và xem ưu, nhược điểm của họ như thế nào để làm tăng năng lực cạnh tranh.
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp: sau khi đã phân tích thị trường và đối thủ xong, bạn cần biết được mô hình SWOT của doanh nghiệp mình để có hướng đi phù hợp. Và đương nhiên, điểm mạnh sẽ được phát huy và điểm yếu cần phải khắc phục tức thì.
Lựa chọn thị trường và khách hàng mục tiêu: một sản phẩm tốt cần được đưa đến tay khách hàng có nhu cầu. Vì vậy, việc lựa chọn thị trường và khách hàng mục tiêu giúp tăng doanh thu và giảm chi phí Marketing.
Xây dựng chiến lược Marketing: khi đã có mục đích thì bạn cần phải xem xét đến cách làm. Việc vạch ra chiến lược giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức đáng kể. Bên cạnh đó, khi đã có chiến lược thì mọi thứ sẽ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Triển khai chiến lược Marketing: trong quá trình triển khai, bạn cần tổ chức và quản lý đội ngũ nhân viên của mình để hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra.
Kiểm tra và giám sát thực hiện: cuối cùng là khâu kiểm tra, giám sát. Điều này rất cần thiết vì chiến lược được thực thi phải mang lại hiệu quả. Nếu chưa đạt được mục đích đề ra, bạn cần tìm ra điểm yếu và khắc phục kịp thời.
2. Những cách để đạt hiệu quả cao cho người quản trị Marketing
Luôn chủ động: việc chủ động khiến bạn nắm bắt thời cơ nhanh chóng và luôn đi đầu trong thị trường. Hiện nay, xu hướng Marketing đang đổi mới từng giờ, từng ngày, nếu không chủ động bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Người chủ động là người dám làm, dám chịu trách nhiệm, không đổ lỗi, không né tránh. Những người này mới thật sự khiến nhân viên nể phục.
Xác định mục tiêu rõ ràng: không gì quan trọng hơn việc xác định mục tiêu. Nếu không đưa ra định hướng ngay từ đầu, bạn có thể làm sai lệch và không mang lại hiệu quả.
Ưu tiên các công việc quan trọng: khi làm việc tất nhiên bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề, vậy thì nên giải quyết cái nào trước? Nếu làm theo thứ tự thì có những trường hợp đột ngột bạn sẽ không giải quyết kịp và có thể gây ra hậu quả lớn. Vì thế, bạn nên cân nhắc xem điều gì quan trọng hơn và cần ưu tiên thì hãy giải quyết ngay.
Tư duy cùng thắng (win – win): rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích của mình bằng cách bán được sản phẩm. Tuy nhiên, họ không để tâm đến việc khách hàng có hài lòng với sản phẩm hay không. Một mối quan hệ tốt và duy trì lâu dài được là khi đôi bên cùng có lợi. Bạn nên cân nhắc điều này để tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng.
Kiên trì với công việc: bất kì công việc nào cũng có những khó khăn nhất định, bạn cần phải nỗ lực hết mình. Chỉ có như thế mới hoàn thành nhiệm vụ và rút ra nhiều kinh nghiệm làm việc. Tính kiên trì còn cho thấy được bạn là một người có trách nhiệm, đã nhận việc thì không bỏ nửa chừng và tạo được uy tín trong lòng mọi người.
Làm mới bản thân: đi đôi với sự thay đổi hàng ngày, hàng giờ của Marketing thì bạn cũng phải làm mới bản thân mình. Điều đó cho thấy bạn sự sáng tạo của bạn và doanh nghiệp rất cần những con người này.
3. Thách thức mà người làm quản trị Marketing gặp phải khi quản trị doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược Marketing: chiến lược tốt sẽ mang lại hiệu quả tốt, vì thế các nhà quản trị luôn đau đầu khi lên kế hoạch dự án. Chỉ cần chiến lược có sai sót sẽ ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Tối ưu phân bổ phân sách: càng ngày càng có nhiều phương thức quảng cáo khác nhau, việc phân bổ phân sách vào kênh nào và làm sao cho hợp lý thật sự rất khó. Nhà quản trị phải cân nhắc thiệt hơn và đưa ra quyết định đúng đắn để tối đa hiệu quả.
Tạo ra sự khác biệt: hàng ngày, khách hàng tiếp xúc với rất nhiều loại hình và nội dung quảng cáo khác nhau nên sẽ rất nhàm chán. Vì thế, bạn phải tạo được sự mới mẻ và giữ chân họ lại với quảng cáo của mình. Chỉ có như thế mới làm tăng doanh thu và hiệu quả dự án Marketing.
Định vị thương hiệu: định vị thương hiệu là công việc được xác định ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Sản phẩm của bạn dành cho tầng lớp hay phân khúc khách hàng nào. Việc định vị cho thương hiệu cũng giúp tiết kiệm chi phí Marketing vì bạn sẽ biết đâu là khách hàng tiềm năng của mình.
Xem thêm:
– Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên Digital Marketing thường gặp
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ấn tượng trong CV xin việc
– Trade Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Trade Marketer
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan về quản trị Marketing. Vui lòng để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quản trị Marketing là gì? Những điều cần lưu ý cho người quản trị tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.