Bạn đang xem bài viết Quy định về giờ làm hành chính mà nhân viên công sở cần biết tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ giờ làm hành chính. Vậy giờ hành chính là gì? Đâu là những quy định về giờ làm hành chính mà nhân viên công sở cần biết. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích nhé!
I. Khái niệm giờ làm hành chính
Giờ làm hành chính là thời gian làm việc cố định của nhân viên trong ngày, tuần, tháng. Giờ hành chính không chỉ áp dụng trong cơ quan nhà nước mà còn được các doanh nghiệp. Pháp luật đã đưa ra nhiều văn bản quy định về giờ hành chính để doanh nghiệp chấp hành và tránh tình trạng lạm dụng sức lao động của nhân viên.
Tin tuyển dụng, tuyển dụng hành chính nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Đào Tạo (Kỹ năng mềm, Kiến thức, Coaching, Văn hóa cty)
– Nhân viên phòng Lao động Tiền lương (Tính Thưởng)
II. Quy định về giờ làm hành chính mà nhân viên công sở cần biết
1. Cơ sở pháp lý về giờ làm hành chính
Cơ quan nhà nước Việt Nam đã có văn bản quy định về giờ hành chính tại chương VII Bộ luật Lao động năm 2019 với 3 mục gồm: quy định về thời gian làm việc, quy định về thời giờ nghỉ ngơi và mục cuối cùng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt.
2. Quy định giờ làm hành chính
Giờ hành chính nhà nước:
Giờ làm hành chính nhà nước luôn tuân thủ theo quy định 8 tiếng/ngày và 48 tiếng/tuần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cơ quan hành chính ở mỗi địa phương có thể chênh lệch khung giờ nhưng vẫn đảm bảo quy định.
Thông thường, thời gian làm việc buổi sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, thời gian làm việc buổi chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30. Thời gian làm việc trong tuần thường từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật nghỉ. Khung giờ làm việc sẽ có thể được điều chỉnh chênh lệch 30 phút đến 1 giờ tùy theo văn hóa làm việc và theo từng địa phương
Giờ hành chính trường học:
Giống như quy định về giờ làm hành chính nhà nước, trường học cũng tuân thủ số giờ làm là 8 tiếng/ngày. Giờ hành chính trường học có thể khác nhau tùy theo các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Thông thường, thời gian hành chính ở trường cấp 2, 3 sẽ bắt đầu lúc 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 buổi sáng, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30. Ngoài ra, ở vùng nông thôn sẽ làm việc sớm hơn và thành thị sẽ muộn hơn nhưng chênh lệch chỉ cách nhau khoảng 1 giờ.
Với các trường mầm non công lập, hiện nay có thời gian đưa đón trẻ cố định từ 6 giờ 30 sáng đến 16 giờ từ thứ hai đến thứ 6 và không nhận giữ vào hai ngày cuối tuần.
Giờ hành chính doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp ở nước ta cũng tuân thủ chặt chẽ quy định về giờ làm hành chính và điều chỉnh nó thích hợp với người lao động. Đa phần, thời gian làm việc ở doanh nghiệp sẽ bắt đầu muộn hơn ở 2 cơ quan trên. Giờ làm thường bắt đầu lúc 8 giờ và kết thúc lúc 17 giờ 30. Ngoài ra, các công ty ở thành phố lớn muốn tránh việc kẹt xe, tắc đường có thể lùi thời gian làm việc muộn hơn từ 30 phút đến 1 giờ.
3. Thời gian làm thêm ngoài giờ hành chính
Thời gian làm thêm ngoài giờ làm hành chính được quy định theo khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15. Trong đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm và phải nhận được sự chấp thuận.
Các ngành nghề được phép làm thêm ngoài giờ hành chính như: sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước. Ngoài ra, các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất cũng được phép yêu cầu tăng ca.
Các trường hợp không yêu cầu làm thêm ngoài giờ hành chính bao gồm: nhân viên từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi; người khuyết tật suy giảm khả năng làm việc từ 51% trở lên; người làm công việc nặng nhọc, độc hại; nữ mang thai từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và cuối cùng là phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Quy định thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết
Thời gian nghỉ ngơi được quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019, với các điều luật về nghỉ giữa ca, nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết. Đối với lao động làm việc từ 6 tiếng phải được nghỉ liên tục ít nhất 30 phút và làm việc ca đêm được nghỉ liên tục 45 phút giữa ca. Nhân viên làm việc từ 6 tiếng trở lên thì giờ nghỉ sẽ được tính vào thời gian làm việc.
Đối với nghỉ lễ, Tết, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người lao động được nghỉ có lương vào những ngày đặc biệt sau đây: Tết Dương lịch (1 ngày), Tết m lịch (5 ngày), ngày 30 tháng 4 dương lịch (1 ngày), ngày 1 tháng 5 (1 ngày), ngày 2 tháng 9 (2 ngày bao gồm thêm một ngày trước hoặc sau liền kề), ngày 10 tháng 3 (1 ngày).
Ngày nghỉ hàng năm được quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, sẽ có hai đối tượng được đề cập trong chính sách này đó là người lao động làm việc đủ 12 tháng và dưới 12 tháng. Với người làm việc đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương tối thiểu là 12 ngày. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
III. Tầm quan trọng của giờ làm hành chính
Đối với bên sử dụng lao động:
Việc áp dụng giờ làm hành chính thể hiện sự tuân thủ theo quy định pháp luật của doanh nghiệp. Khi bạn áp dụng giờ hành chính thì môi trường làm việc sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn và sẽ khớp với những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Một môi trường làm việc tốt, văn hóa doanh nghiệp tốt là nơi luôn hỗ trợ và động viên để nhân viên có thể làm việc hiệu quả nhất, năng suất nhất.
Đối với người lao động:
Đối với người lao động, khi được làm việc theo giờ làm hành chính, bạn sẽ có một khung thời gian làm việc cố định và cân đối cuộc sống phù hợp. Tiếp theo, nhà nước quy định giờ hành chính là muốn tránh tình trạng người lao động bị chèn ép, bóc lột sức lao động. Làm việc trong một môi trường có giờ giấc chỉn chu sẽ giúp bạn dễ đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài giờ hành chính sẽ là thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống với người thân, bạn bè.
IV. Xử phạt vi phạm về giờ làm hành chính
Không phải doanh nghiệp nào cũng tuân thủ đúng, đủ theo quy định pháp luật về giờ làm hành chính nhà nước. Vậy những trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào? Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thời gian làm việc được quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Trong đó, các trường hợp: thời gian làm việc thông thường vượt quá số giờ quy định; bắt ép người lao động khi chưa có sự đồng ý làm thêm giờ sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động nếu không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: 5.000.000-10.000.000 (1-10 lao động); 10.000.000-20.000.000 (11-50 lao động); 20.000.000 – 40.000.000 đồng (51-100 lao động); 40.000.000-60.000.000 (101-300 lao động) và 60.000.000-75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Xem thêm:
– Quy định về tăng ca đối với nhân viên hành chính và những lưu ý đi kèm
– Hành chính Nhân sự là gì? Công việc của nhân viên hành chính nhân sự
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng chuẩn nhất
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn thông tin quy định về giờ làm hành chính mà nhân viên công sở cần biết. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy để lại bình luận và chia sẻ cho bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quy định về giờ làm hành chính mà nhân viên công sở cần biết tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.