Bạn đang xem bài viết Quy định về nhân viên bảo vệ: Tiêu chuẩn nghiệp vụ và kỹ năng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, do nhu cầu về an ninh an toàn của các công ty, doanh nghiệp dần tăng cao, công việc bảo vệ cũng vì thế mà dần trở nên phổ biến. Để tìm kiếm cơ hội việc làm, nhiều bạn trẻ cũng muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bảo vệ. Tuy nhiên, những người muốn ứng tuyển công việc này cần phải biết thêm một số quy định đặc thù. Bài viết dưới đây sẽ thông tin thêm về tiêu chuẩn nghiệp vụ và kỹ năng nhân viên bảo vệ cần có.
I. Vai trò của nhân viên bảo vệ
Nhân viên bảo vệ sẽ có vai trò ngăn chặn việc xấu xảy ra với con người hay tài sản của một công ty hoặc doanh nghiệp mà họ làm cho. Những hoạt động như: quản lý, giám sát tình hình an ninh của doanh nghiệp hay tổ chức, giữ trật tự an toàn và trông coi, quản lý tài sản của khách hàng đều là những công việc mà họ cần phải quán xuyến. Ngoài ra, những nhân viên bảo vệ sẽ trực tiếp đi tuần tra, chống trộm cắp, phá hoại và ngăn chặn các hoạt động diễn ra bất hợp pháp.
II. Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp
Theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ, để được nhận, nhân viên bảo vệ phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về lý lịch trong sạch, đạo đức tốt, sức khỏe tốt, trình độ văn hóa… đối với một số ngành nghề đặc thù, đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn chung của bảo vệ
Nhân viên bảo vệ có độ tuổi từ 19 – 45 tuổi đối với nam và từ 20 – 35 tuổi đối với nữ. Chiều cao, cân nặng yêu cầu đối với nam là từ 1m68 và nặng 57kg trở lên và nữ là từ 1m55 và nặng 47kg trở lên. Nhân viên bảo vệ cần đảm bảo điều kiện sức khỏe như: dẻo dai, nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao khi làm việc. Ngoài ra ứng viên còn phải trải qua bào kiểm tra thị lực, thính lực và thể lực ban đầu với động tác chống đẩy trong 45s tương đương 45 lần chống đẩy. Về ngoại hình, nhân viên bảo vệ cần đầu tóc buộc gọn gàng hoặc cắt ngắn, ngoại hình thân thiện, dễ nhìn, không xăm mình, không dị tật.
2. Tiêu chuẩn về trình độ văn hóa
Về trình độ văn hóa, nhân viên bảo vệ cần phải tốt nghiệp PTTH trở lên. Lý lịch phải được xác nhận trong vòng 6 tháng tại Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Ngoài ra, họ phải có giấy khám sức khỏe đạt đủ điều kiện sức khỏe tại các bệnh viện, trung tâm y tế cấp huyện trở lên trong thời gian 6 tháng.
3. Tiêu chuẩn về kỹ năng nghiệp vụ
Đối với các tiêu chuẩn về kỹ năng nghiệp vụ, nhân viên bảo vệ phải có hiểu biết về các nghiệp vụ phổ thông và nghiệp vụ nâng cao tại mục tiêu bảo vệ như: tuân thủ quy tắc kỷ luật, nghiêm túc trong công việc, tác phong chuyên nghiệp, thực hiện đúng và đầy đủ điều lệnh và mệnh lệnh từ cấp trên và cuối cùng là khả năng xử lý tình huống nhanh và đúng quy trình.
Trên đây là những tiêu chuẩn mà một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần phải có. Đây đều là những tiêu chuẩn không quá khó để đạt được đối với một người có ý định ứng tuyển vào vị trí nhân viên bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua quá trình xác nhận lý lịch cá nhân. Một số công ty hiện nay cũng bỏ qua khâu kiểm duyệt này dẫn đến một số kẻ gian trả trộn gây ảnh hưởng. Do đó, khi ứng tuyển, các ứng viên nên chú ý nộp đầy đủ giấy tờ được quy định để gia tăng độ tin tưởng và thể hiện độ trung thực với vị trí quan trọng như nhân viên bảo vệ.
III. Một số nội quy chung đối với nhân viên bảo vệ
1. Tầm quan trọng của nội quy bảo vệ
Mỗi một cơ quan, đơn vị đều sẽ có bộ phận bảo vệ với nhiệm vụ giữ gìn an toàn cho tính mạng và những tài sản ở nơi mà họ công tác. Đây chính là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của công việc bảo vệ này. Bởi vậy, nội quy bảo vệ là điều quan trọng mà nhân viên nào công tác tại vị trí này cần phải chú ý.
Tất cả các bộ phận bảo vệ đều phải đặt kỷ luật lên hàng đầu và coi kỷ cương, luật lệ là cội nguồn của sức mạnh. Để trở thành một nhân viên bảo vệ mẫu mực đúng tiêu chuẩn, vấn đề tuân thủ nội quy bảo vệ là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất.
Mỗi cơ quan tổ chức hoặc doanh nghiệp, xí nghiệp đều có những nội quy bảo vệ cụ thể riêng biệt sao cho vẫn tuân thủ pháp luật và đáp ứng văn hóa của đơn vị mình. Nhân viên an ninh sẽ nhận thức được nhiệm vụ và hoàn thành công việc của mình nếu họ hiểu rõ, nắm vững những nội quy bảo vệ này.
Tất cả các nhân viên của đơn vị công tác đều cần tuân theo những nội quy bảo vệ chứ không chỉ mỗi nhân viên bảo vệ. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo được an ninh trật tự và an toàn của cơ quan tổ chức.
Mỗi một công ty hay bất kỳ tổ chức nào cũng cần có phương thức bố trí và sắp xếp thay đổi các nội quy bảo vệ để đáp ứng nhu cầu công việc cũng như những yêu cầu mà nhân viên bảo vệ cần phải tuân thủ. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp với mục đích công việc và nhiệm của của bộ phận bảo vệ. Bảo vệ là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu và nhân viên bảo vệ không được rời bỏ vị trí hay để vị trí trống trừ khi có mệnh lệnh của cấp trên hoặc có người tới thay thế.
yếu tố thể hiện tinh thần và trách nhiệm của nhân viên an ninh cũng như các thành viên của cơ quan tổ chức chính là từ việc tuân thủ nội quy bảo vệ là đó. Qua đó thể hiện sự chuyên nghiệp và văn hóa lao động của cơ quan tổ chức nói chung.
2. Những nội quy bảo vệ chung cần tuân thủ
Để đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù của công ty, mỗi một cơ quan sẽ có những yêu cầu về nội quy bảo vệ riêng biệt. Tuy nhiên, những điều chỉnh bổ sung thêm vẫn cần phải dựa trên cơ sở và nguyên tắc nội quy phòng bảo vệ nói chung dưới đây:
Để đảm bảo công việc được bàn giao từ ca trước theo đúng mẫu nội quy bảo vệ công ty, nhân viên bảo vệ cần phải có mặt tại tòa nhà của cơ quan trước tối thiểu 20 phút. Trong quá trình làm việc, các quy định thời gian trực bảo vệ đã được cam kết trong biên bản hợp đồng lao động đều phải tuân thủ đúng. Không được tự ý rời bỏ vị trí trực, hoặc rời đi khi chưa bàn giao công việc cho nhân viên ca sau.
Trong các quy chế bảo vệ cơ quan, bao gồm cả nội quy bảo vệ tòa nhà và nội quy bảo vệ công ty, việc giữ gìn vệ sinh chung cũng là một quy định chung cần được chú ý. Ngoài việc tuân thủ các quy định thời gian bảo vệ, các nhân viên của bộ phận này cũng cần tuân thủ các quy định về trang phục và đầu tóc. Cụ thể là tóc nên để ngắn, gọn gàng và lịch sự, không được để râu ria mép,…. Tác phong của nhân viên cần tuân thủ đúng, ăn nói lịch sự, giản dị và không nói tục, chửi bậy, xúi giục cãi vã, đánh nhau,…
Nhân viên bảo vệ nên trau dồi các kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp để nâng cao khả năng và tính chuyên nghiệp của bản thân. Không tiếp khách và bạn bè hoặc tụ tập tại đơn vị công tác. Đảm bảo không xâm phạm các bưu phẩm, thư tín, tài liệu của cá nhân hoặc cơ quan tổ chức. Cần chú ý hòa nhã, văn minh lịch sử thể hiện văn hóa và tính chuyên nghiệp của đơn vị khi giao tiếp với công dân và nhân viên công ty.
IV. Quy định của Nhà nước về nhân viên bảo vệ
1. Chức năng của lực lượng bảo vệ
Theo quy định tại Điều 9, Nghị định 06/2013 NĐ-CP, nhân viên bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền. Cùng với đó, nhân viên bảo vệ cần phải tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.
2. Nghiệp vụ nhân viên bảo vệ
Theo quy định tại Điều 10, Nghị định 06/2013 NĐ-CP, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có nhiệm vụ:
Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý
Nhân viên bảo vệ cần trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi xảy ra các vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất
Bên cạnh đó, nhân viên bảo vệ còn phải thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp; xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn. Cùng với đó là phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp
Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người, nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Họ cũng phải hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong cơ quan, doanh nghiệp. Cuối cùng, nhân viên tại vị trí này cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.
3. Quyền hạn của lực lượng bảo vệ
Theo quy định tại Điều 11, Nghị định 06/2013 NĐ-CP, quyền hạn của nhân viên bảo vệ sẽ bảo gồm: được phép kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp. Tiếp đến, họ có thể tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền. Cuối cùng, nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 14, Nghị định 06/2013 NĐ-CP, Chế độ, chính sách của nhân viên bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thông qua hợp đồng lao động trên cơ sở quy định của pháp luật. Ngoài ra, Nhân viên bảo vệ khi hết thời hạn thử việc, được đánh giá đạt yêu cầu thì được xem xét tuyển dụng, được hưởng lương và các quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
4. Quy định về trang phục lực lượng bảo vệ
Theo Thông tư 08/2016/TT-BCA về quy định trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, trang phục của lực Lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu công tác của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Cùng với đó, trang phục cũng phải bảo đảm chất lượng, chủng loại, mẫu mã, được trang bị, sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này.
Trang phục của nhân viên bảo vệ cũng được quy định rõ ràng trong quy định đồng phục bảo vệ của công ty. Thông thường mỗi tổ chức đều có nội quy bảo vệ cơ quan trong đó có yêu cầu về trang phục được cấp cho nhân viên bảo vệ và bắt buộc nhân viên phải mặc đúng trang phục trong ca trực của mình.
Xem thêm:
– Cách làm nổi bật phẩm chất cá nhân trong CV xin việc
– Kỹ năng cứng là gì? Cách rèn luyện kỹ năng cứng khi làm việc
– Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về những quy định của nhân viên bảo vệ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quy định về nhân viên bảo vệ: Tiêu chuẩn nghiệp vụ và kỹ năng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.