Bạn đang xem bài viết Quy trình quản lý siêu thị và kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Siêu thị là nơi chứa đa dạng các loại mặt hàng và hàng ngày phân phối đến tay rất nhiều người tiêu dùng nên cần được quản lý chặt chẽ. Nhưng không phải nhà quản trị nào cũng biết quy trình quản lý siêu thị và kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin.
I. Tổng quan về quản lý siêu thị
Quản lý là siêu thị là quá rình vận hành, điều tiết các hoạt động trong siêu thị diễn ra trơn tru, chuyên nghiệp. Người quản lý đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu.
Quản lý siêu thị sẽ chịu trách nhiệm chính ở hai mảng là quản lý hàng hóa và quản quản lý nhân sự. Trong đó, quản lý siêu thị sẽ chịu trách nhiệm từ khâu thống kê kiểm tra số lượng hàng hóa ở các gian hàng để bổ sung kịp thời. Tiếp theo, khi hàng hóa đã xuất kho, bạn phải phân chia nhân sự sắp xếp vào các gian hàng sao cho phù hợp. Quản lý siêu thị có trách nhiệm đào tạo và kiểm soát công việc của nhân viên. Bạn cần có xử lý bất kỳ vấn đề phát sinh từ phía doanh nghiệp hay khách hàng trong quá trình làm việc.
Việc quản lý giúp siêu thị hoạt động nề nếp, tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Thứ hai, nhờ quản lý mà doanh nghiệp có thể tối đa doanh thu và giảm thiểu chi phí hoạt động đáng kể.
Tìm việc làm, tuyển quản lý siêu thị có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên siêu thị Thế Giới Di Động (mô hình đa nhiệm)
– Nhân viên siêu thị Điện Máy Xanh mô hình Supermini
– Quản lý BP Tư vấn – CSKH BHX Online (Tuyển nội bộ)
– Nhân viên ngành hàng siêu thị
II. Quy trình quản lý siêu thị chuyên nghiệp
1. Quản lý quy trình nhập hàng của siêu thị
Quy trình nhập hàng là bước quan trọng, phải đặt lên trước tiên. Bởi vì, để việc kinh doanh được thuận lợi thì hàng hóa luôn sẵn có và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Khi thực hiện quy trình nhập hàng, nhà quản lý cần đảm bảo các yếu tố: hàng hóa có nguồn gốc, bổ sung kịp thời, đảm bảo thời gian sử dụng, tạo dữ liệu trên phần mềm quản lý sản phẩm, kiểm tra chất lượng.
2. Quản lý kho
Sau khi hàng đã được nhập kho, quản lý siêu thị sẽ chịu trách nhiệm bố trí, thống kê số lượng chủng loại hàng hóa trong kho. Khi có yêu cầu xuất kho, người quản lý luôn phải tuân thủ theo nguyên tắc FIFO (nhập trước xuất trước). Ngoài ra, khi quản lý, bạn cũng cần phải lên kế hoạch tính toán nhu cầu tiêu dùng để có thể cân chỉnh nhập kho sao cho phù hợp và tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa.
3. Quản lý bán hàng siêu thị
Sau khi hàng hóa đã được đưa lên kệ thì khâu kế tiếp là bán hàng. Quản lý bán hàng chịu trách nhiệm sắp xếp, phân công nhân sự túc trực để tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng. Ngoài ra, bạn có trách nhiệm đào tạo nhân viên bán hàng siêu thị và quan sát họ làm việc. Bạn cũng là người hỗ trợ chăm sóc khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề xảy ra.
4. Quản lý chương trình khuyến mại
Hầu hết khách hàng sẽ ưu thích được mua hàng khuyến mãi. Vì thế, bạn nên tổ chức hoặc đề xuất các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tồn kho hoặc còn thời hạn sử dụng ngắn để tặng kèm theo sản phẩm chính. Tuy nhiên, khi thực thi chương trình khuyến mãi, bạn phải chú ý để không làm thất thoát hàng hóa và ảnh hưởng đến doanh thu.
5. Quản lý tài chính
Quản lý tài chính là yếu tố quan trọng mà nhà quản trị nào cũng phải cân nhắc. Quản lý tài chính là quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và doanh thu mang lại từ vị trí thu ngân. Việc thất thoát tiền bạc là vấn đề thường xuyên xảy ra ở khâu thu ngân, bạn nên đào tạo, giám sát chặt chẽ.
6. Quản lý nhân viên từ xa
Vì siêu thị thường sẽ có quy mô lớn, nhiều hàng hóa, nhiều người nên không phải lúc nào bạn cũng theo sát được tất cả nhân viên và xem họ làm gì. Để có thể tiết kiệm được thời gian và công sức thì bạn có thể quản lý từ xa. Có rất nhiều cách nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là quan sát thông qua camera giám sát. Bạn có thể nhìn tổng quan và ghi lại mọi khoảnh khắc.
III. Những khó khăn khi quản lý siêu thị
1. Sản phẩm hết hạn
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hàng hóa hết hạn là do quản lý sản phẩm chưa tốt và quá trình bảo quản chưa hợp lý. Bởi vì siêu thị là nơi chứa rất nhiều mặt hàng, đa dạng mẫu mã, chủng loại nên việc theo dõi hàng hóa thủ công là không thể. Sản phẩm hết hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhiều trường hợp gây ra ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, việc bán sản phẩm hết hạn gây mất uy tín của doanh nghiệp và mất lòng tin ở khách hàng.
2. Tình trạng thất thoát hàng hóa
Siêu thị là nơi rất đông đúc, số lượng nhân viên và khách hàng là vô cùng nhiều. Vì thế, việc quản lý tránh thất thoát cũng rất khó khăn. Cho dù bạn có lắp đặt hệ thống camera cũng không thể kiểm soát hết và phát hiện kịp thời sai phạm. Việc thất thoát hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, kiểm kê hàng hóa và gây khó khăn cho công tác quản lý.
3. Thao tác bán hàng phức tạp
Ngày nay, siêu thị phải đổi mới cập nhật công nghệ liên tục để tối ưu quy trình bán hàng. Nếu siêu thị chỉ dừng lại ở thao tác tính tiền thủ công sẽ gây sai sót khi thanh toán.
4. Kiểm soát chất lượng nguồn hàng
Cho dù siêu thị đã kiểm tra chất lượng nguồn hàng trước khi nhập nhưng qua một thời gian, phía nhà cung cấp có thể trộn lẫn sản phẩm kém chất lượng. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm và nguồn hàng rất nhiều, bạn cần quản lý chặt chẽ và kiểm tra nguồn gốc thường xuyên. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của siêu thị.
IV. Cách quản lý siêu thị hiệu quả
Có một quy trình vận hành cụ thể: quy trình vận hành phải được đưa ra trước tiên để nhân viên viên biết và thực hiện theo. Quy trình vận hành phải rõ ràng, phù hợp thì mới đưa doanh nghiệp phát triển lâu dài. Và tất cả nhân viên đều phải hiểu và làm theo quy trình vận hành để công việc diễn ra thuận lợi nhất. Trong quá trình hoạt động, bạn cũng nên cải tiến và hoàn thiện thêm quy trình.
Đặt ra quy định chung: bất kỳ công ty nào cũng cần đặt ra quy định, văn hóa doanh nghiệp của mình. Đó sẽ là tiêu chuẩn cho mọi hoạt động và nhân viên sẽ tuân thủ theo. Quy định ở đây bao gồm tất cả các khâu làm việc và quy định lương thưởng, quyền lợi.
Đào tạo đội ngũ nhân sự: con người là cốt lõi của doanh nghiệp. Vì thế, việc đào tạo nhân lực bài bản ngay từ đầu giúp bạn dễ dàng trong khâu quản lý. Một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sẽ mang lại hiệu quả làm việc cao và tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó, trước khi đào tạo, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn được nhân sự tốt, có đủ các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần có.
Phân tích dữ liệu định kỳ: một trong những cách xác định hiệu quả công việc là dựa vào dữ liệu định kỳ. Dữ liệu định kỳ có thể là số lượng hàng bán ra, doanh thu theo tháng, lợi nhuận. Từ những số liệu đó, bạn sẽ biết siêu thị đang hoạt động như thế nào, có điểm yếu nào để giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp.
Sử dụng phần mềm quản lý: sử dụng phần mềm quản lý giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý giúp bạn linh hoạt trong việc kiểm soát hàng hóa, quản lý nhân sự, thực hiện các chương trình chiết khấu, khuyến mãi.
Xem thêm:
– Lương quản lý siêu thị và những điều cần biết khi làm việc
– Quản lý siêu thị là gì? Công việc chính và cơ hội thăng tiến
– Mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị và mức lương hiện nay
Hy vọng bài viết này đem lại cho bạn thông tin hữu ích về quy trình quản lý siêu thị hiệu quả và kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy để lại bình luận và chia sẻ cho bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quy trình quản lý siêu thị và kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.