Bạn đang xem bài viết Slogan là gì? Cách tạo nên một slogan cho riêng cho bạn tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Slogan đối với marketer đã không còn là thuật ngữ xa lạ. Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy được slogan của thương hiệu ở khắp mọi nơi, không chỉ là những video quảng cáo. Tuy nhiên với nhiều khách hàng, hay những người lần đầu nghe đến có thể chưa hiểu được một cách chi tiết về hiệu quả, vai trò của slogan. Vậy để biết được slogan là gì và làm thế nào để tạo slogan riêng cho bản thân, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Có thể bạn chưa biết: Marketing là gì
I. Slogan là gì?
Hiểu đơn giản, slogan hay khẩu hiệu là một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp mô tả tính chất sản phẩm/dịch vụ, hoặc truyền tải những giá trị mà thương hiệu đó mang đến cho khách hàng. Câu slogan thường mang ý nghĩa cổ vũ, động viên khách hàng, hay cũng có thể là diễn tả lời hứa, hướng phát triển của doanh nghiệp.
Slogan giúp mọi người dễ dàng nhận diện được thương hiệu. Do đó, không chỉ với những thương hiệu lớn mà những doanh nghiệp, câu lạc bộ, hội nhóm và thậm chí là cá nhân hiện nay cũng đã tự xây dựng cho mình những câu slogan độc đáo. Slogan có thể được tồn tại dưới nhiều sắc thái nhẹ nhàng, hùng hồn, mạnh mẽ,… Và đôi khi, slogan còn giúp cho người nghe tưởng tượng chính mình đang trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.
II. Các yếu tố tạo nên một slogan hay
– Slogan phải gắn liền với thương hiệu: Slogan có thể nói là một trong những cách hiệu quả giúp mang thương hiệu đến gần với mọi người. Do đó mà giữa slogan và thương hiệu cần thiết phải có mối liên kết với nhau nhằm giúp cho người dùng dễ liên tưởng, dễ nhớ đến.
– Slogan hay, dở là do người xem quyết định: Nhìn chung, sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trên thị trường, mục đích cuối cùng vẫn là phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, để biết được slogan đó thật sự thành công thì cần phải theo dõi, thu thập và đánh giá phản ứng từ người xem hay có thể nói là chính khách hàng.
– Slogan phải ngắn gọn xúc tích: Bạn chỉ có vài giây để gây ấn tượng với người dùng. Do đó khi đặt một câu slogan, doanh nghiệp phải gây được ấn tượng từ những chữ cái đầu tiên. Hoặc ẩn sâu trong câu từ, doanh nghiệp có thể truyền tải giá trị, năng lượng tích cực,… Ví dụ, chúng ta có thể thấy Nike đã rất thành công khi sử dụng slogan “Just Do It” – vừa đơn giản, dễ ghi nhớ cũng vừa mang giá trị cổ vũ khách hàng.
– Slogan phải đảm bảo tính trung thực: Ngày nay, khách hàng có xu hướng tìm đến các sản phẩm/ dịch vụ có thông điệp, hay slogan vui nhộn và ý nghĩa hơn là những slogan tự khẳng định. Bởi để đánh giá được chất lượng thương hiệu, người tiêu dùng cần có thời gian trải nghiệm. Vì vậy mà việc một số nhãn hàng dùng câu slogan khẳng định giá trị có thể khiến cho khách hàng khó chịu, tạo nên phản ứng tiêu cực với sản phẩm/ dịch vụ và dễ bị lãng quên.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:
– Nhân viên Content sản phẩm TGDĐ/ĐMX
– Nhân viên SEO và Content tin website TGDĐ ĐMX
III. Cách tạo nên một slogan cho riêng bạn
1. Thấu hiểu thương hiệu/giá trị của bạn
Việc xây dựng slogan cho thương hiệu chính là cách giúp bạn khác biệt so với đối thủ. Do đó, cần phải hiểu được hướng đi và những đặc tính sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó, dựa vào những điểm nổi bật đó mà xây dựng nên một câu slogan ý nghĩa, bám sát vào mục tiêu, sứ mệnh hay những giá trị mà doanh nghiệp hướng đến.
Bạn có thể nghiên cứu cách mà các nhãn hiệu nổi tiếng xây dựng slogan dựa trên mục tiêu đề ra, hay những định hướng phát triển của họ đến khách hàng. Đối với cá nhân, việc bạn cần làm trước hết là hiểu rõ chính mình, hiểu rõ những điểm mạnh, nổi bật của bản thân. Từ đó đặt ra một câu slogan để tăng độ nhận diện của bản thân với người khác.
2. Định vị thương hiệu của bạn
Dựa trên tệp khách hàng mục tiêu, mỗi thương hiệu sẽ các định lối đi và xây dựng những thông điệp để truyền tải đến người tiêu dùng. Đồng thời với sự định hướng phát triển, doanh nghiệp cũng sẽ xây dựng câu slogan thể hiện được các giá trị tốt đẹp mà sản phẩm/ dịch vụ có thể mang đến cho khách hàng. Để định vị thương hiệu, bạn cần tập trung vào những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp sở hữu nhằm phát triển thành những điểm đặc trưng riêng, tạo nên sự khác biệt.
Riêng cá nhân, mỗi người đều có những điểm nổi bật khác nhau. Thế nên, bạn cần phải thấu hiểu được bản thân mình, cũng như cố gắng tạo nên giá trị cho chính mình. Và điều tốt nhất để định vị bản thân đó là hãy sống tự tin, sống thật với những gì bản thân đang có.
3. Tham khảo slogan của các đối thủ
Việc tham khảo slogan của đối thủ, nhất là những slogan đã gặt hái được thành công trên thị trường giúp bạn thấu hiểu khách hàng hơn. Từ đó, tìm ra được bố cục hợp lý, câu văn hay thông điệp truyền tải ngắn gọn, xúc tích cho chính sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tránh việc thể hiện trùng giá trị với đối thủ, hoặc sự giống nhau trong slogan,… nhờ đó tạo được nét nổi bật riêng cho thương hiệu của mình. Bạn cần phải tìm hiểu thêm về slogan đó gắn với những yếu tố nào của doanh nghiệp, và được hoạt động như thế nào. Khi biết được chi tiết như thế, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được slogan cho riêng mình và doanh nghiệp.
4. Tổng hợp các ý tưởng slogan mà bạn có
Để triển khai một slogan thành công, bạn cần phải qua nhiều giai đoạn chắt lọc kỹ càng. Vì đây được xem là phương tiện truyền tải giá trị hay có thể nói là “bộ mặt” của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.
Thế nên, xây dựng ý tưởng slogan là quá trình cần đến sự tham gia của nhiều người và phải được ghi lại theo trình tự. Bởi những điều sáng tạo, độc đáo có thể sẽ xuất hiện vào lúc không ngờ tới. Sau khi đã tổng hợp slogan, đội nhóm cần xem xét lại một lượt để chọn lại một số lượng ít slogan tâm đắc và chỉnh sửa phù hợp với những tiêu chí đã đề ra ban đầu.
5. Lựa chọn slogan phù hợp
Sau khi đã tổng hợp, cần lọc lại theo phương pháp loại trừ những slogan mà bạn thích nhất hoặc cảm thấy phù hợp nhất cho sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp/cá nhân nói chung. Những slogan được lựa chọn cần chỉnh chu và mang ý nghĩa tích cực, hay truyền tải được thông điệp sâu sắc, các giá trị mà doanh nghiệp hướng đến.
Do đó, việc kết hợp ý tưởng của nhiều câu thành một cũng là một điều cần xem xét. Câu slogan cuối cùng nên được tham khảo bởi nhiều người để lấy được ý kiến khách quan nhất.
IV. Tổng hợp một số slogan hay
1. Slogan của các thương hiệu nổi tiếng
– Slogan của Adidas: “Impossible is nothing” (Không có gì là không thể) – câu slogan được ra đời vào năm 2004 để chứng minh rằng nhiều vận động viên nổi tiếng trong làng thể thao đã sử dụng sản phẩm của adidas.
– Slogan của Nike: “Just do it!” (Cứ làm đi) – với slogan này, Nike đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành hàng thể thao suốt 30 năm qua. Đặc biệt động viên tinh thần của những vận động viên gặp tình huống khó khăn.
– Slogan của Amazon: “And You’re Done” – mọi nhu cầu của bạn đã được đáp ứng. Khi nghe đến câu slogan này, ắt hẳn bạn cảm thấy rất tò mò và cảm giác như đã tìm được nơi bạn cần. Đó là cách đã đưa Amazon đến thành công.
2. Slogan của hội, nhóm công ty
– I can’t but we can – Tôi không thể nhưng chúng tôi có thể.
– Cùng nhau chung tay, thay đổi thế giới.
– Là gia đình, chơi hết mình.
– Sinh ra là để tỏa sáng.
– Chúng tôi là No.1
– Cùng nhau thay đổi thế giới.
Xem thêm:
>> Infographic là gì? Cách thiết kế Infographic kèm các mẫu đẹp, thu hút
>> Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả
>> Cộng tác viên (CTV) là gì? Các công việc và kỹ năng cần có của CTV
Trên đây là những chia sẻ của mình về cách tạo nên một slogan thương hiệu hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin thật hữu ích cho quá trình làm việc của bạn. Đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy hay và bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Khẩu_hiệu
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Slogan là gì? Cách tạo nên một slogan cho riêng cho bạn tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.