Bạn đang xem bài viết Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chắc hẳn, ai trong chúng ta không ít thì nhiều đã nghe qua về Social Media. Chính mỗi người trong chúng ta cũng đang sử dụng phương tiện này hằng ngày cho nhiều mục đích khác nhau. Vậy, bạn đã thực sự hiểu Social Media là gì và chức năng, hay các loại hình phổ biến có trong phương tiện này hay chưa? Cùng mình tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!
I. Định nghĩa Social Media
1. Social Media là gì?
Social Media hay còn được gọi là phương tiện truyền thông mạng xã hội – một công nghệ tương tác cho phép bạn có thể tạo, chia sẻ và trao đổi thông tin với cộng đồng người dùng trên nền tảng Internet. Hiện nay, các kênh Social Media phổ biến có thể kể đến là Facebook, Instagram, Tik Tok,… Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ chia sẻ nội dung như Youtube, Blog, WordPress,… cũng là một dạng thuộc Social Media.
2. Chức năng và cách vận hành
Điều khiến Social Media trở nên đặc biệt là tính năng cho phép người dùng tạo tài khoản, hồ sơ cá nhân và tự sáng tạo nội dung của riêng mình trên nền tảng trực tuyến. Mỗi người có thể tự đăng tải các nội dung bài viết, hình ảnh, video của mình và chia sẻ lên News Feed. Những người dùng khác sẽ thấy được các bài đăng này sau khi theo dõi hoặc kết bạn, và có thể chọn nút thích, thả cảm xúc hoặc bình luận ở bên dưới bài viết.
Việc bình luận dưới bài viết có thể trở thành một cuộc thảo luận về một chủ đề nào đó. Dựa vào đó mọi người, trong đó có doanh nghiệp, có thể lắng nghe và hiểu được câu chuyện với nhiều góc nhìn, khách quan nhất. Ngoài ra, có thể nói chức năng quan trọng nhất của Social Media đó là sự chia sẻ và lan truyền không biên giới, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Mỗi người có thể tiếp cận các nội dung này một cách dễ dàng chỉ cần thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop,… có kết nối với Internet, Wifi.
3. Phân loại Social Media
Dựa theo mô hình nổi tiếng được nghiên cứu và xây dựng bởi tiến sĩ Tracy L. Tulen, Social Media được chia thành 4 nhóm chính. Mô hình này cũng đã được sử dụng trong cuốn sách Social Media Marketing: A Practitioner Guide (2017) của tiến sĩ Marc Oliver Opresnik, đồng tác giả với Philip Kotler và Svend Hollensen. 4 nhóm chính của Social Media theo mô hình này là:
– Social Commerce: Nhóm này được tạo ra với mục đích là trao đổi, mua bán hàng hóa. Facebook và một số mạng xã hội hiện nay đã bổ sung các trang mục như Marketplace để kết nối người bán và người mua theo từng khu vực.
– Social Community: Nhóm này tập trung cho việc kết nối và gắn kết cộng đồng người dùng có cùng sở thích, mối quan tâm qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram – mạng xã hội hình ảnh, Tiktok – mạng xã hội chia sẻ video ngắn,… Các kênh này đều cho phép người dùng có thể trò chuyện, bình luận, chia sẻ ý kiến và quan điểm với nhau một cách dễ dàng.
– Social Publishing: Nhóm này gồm các website truyền tải và công bố các nội dung mang tính chia sẻ kiến thức, kỹ năng sống hoặc tin tức. Một số website có thể kể đến là blog, trang tin tức, trang đăng tải tài liệu học tập,…
– Social Entertainment: Nhóm này có mục đích là để phục vụ nhu cầu giải trí của người dùng thông qua các hình thức chơi game online, hoặc từ các nội dung giải trí do người dùng tự tạo ra.
4. Tác động của Social Media đến xã hội
Social Media phát triển nhanh chóng đã đem đến nhiều tác động cho xã hội, kể cả tích cực lẫn tiêu cực. Một số tác động tích cực của nó là giúp kết nối tất cả mọi người với nhau, mỗi người đều có thể nói lên ý kiến cá nhân của mình, tìm được những người bạn mới và những người có cùng sở thích, đam mê. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể dễ dàng chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quý giá của bản thân với nhiều người khác. Ngoài ra, một tác động tích cực khác của Social Media là giúp rất nhiều người tìm lại được bạn bè cũ, người thân đã thất lạc nhờ sự chia sẻ và giúp đỡ của cộng đồng mạng.
Chúng ta thấy rằng Social Media đã mang lại nhiều lợi ích cho con người trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có những tác động tiêu cực đối với xã hội có thể kể đến là bắt nạt qua mạng, xâm phạm quyền riêng tư, giả mạo thông tin của người khác, lan truyền thông tin giả gây hoang mang cho cộng đồng,… Những tác động đó đến từ việc thông tin trên mạng xã hội có tốc độ lan truyền nhanh, khó có thể xác định tính đúng đắn, chân thực và dễ giả mạo. Người ta có thể dễ dàng ẩn danh để làm những việc xấu mà không bị phát hiện.
Ngoài ra, việc nghiện mạng xã hội còn gây ra các vấn đề về sức khỏe, thị lực và tâm lý rất nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần phải biết kiểm soát việc sử dụng các kênh Social Media của mình và cả người thân, nhất là những thành viên còn ở độ tuổi thiếu niên trở xuống.
II. Lợi ích của Social Media với doanh nghiệp
– Sử dụng miễn phí: Kể cả doanh nghiệp hay cá nhân thì Social Media đều được sử dụng miễn phí. Người dùng không cần phải trả bất kỳ loại phí nào để tạo tài khoản hay để hoạt động. Chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội thì phải trả phí tùy theo mức quy định của từng nền tảng.
– Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Mạng xã hội ngày nay là nơi có lượng người truy cập nhiều nhất mỗi ngày. Các đối tượng sử dụng các nền tảng này cũng vô cùng đa dạng, ở mọi tầng lớp, độ tuổi, khu vực sinh sống,… Vì vậy, đó là một cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng của mình bằng cách sử dụng các công cụ quảng cáo tập trung cho từng đối tượng.
– Định hình thương hiệu: Doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng thông qua các bài viết có nội dung thể hiện đặc tính thương hiệu. Ngoài ra việc sử dụng các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như logo, tên, địa chỉ,… một cách đồng nhất ở nhiều kênh cũng giúp định hình trong tâm trí khách hàng về hình ảnh thương hiệu.
– Tăng traffic cho website: Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng website như là một kênh thương mại điện tử hoặc kênh cung cấp thông tin chính về công ty, về thương hiệu. Vậy để tăng lượng truy cập website của doanh nghiệp thì trong các bài viết cần kèm theo link dẫn đến website chính (hay còn gọi là backlink). Đây là cơ hội để dẫn dắt khách hàng truy cập website thông qua việc lướt các kênh Social Media, đặc biệt là nền tảng mạng xã hội.
– Tăng tương tác với khách hàng: Các kênh Social Media có thể trở thành một môi trường giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nhờ các tính năng như bình luận, nhắn tin mà doanh nghiệp có thể lắng nghe và phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng.
– Tăng tính viral cho thương hiệu: Nói về tốc độ lan truyền thông tin thì các kênh Social Media được cho là nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nếu nội dung doanh nghiệp đăng tải ở dạng video hay hình ảnh độc đáo, thú vị, bắt kịp xu hướng hoặc có ý nghĩa thì người dùng sẽ tự động chia sẻ khiến cho thương hiệu được tự quảng bá một cách nhanh chóng và rộng rãi, không giới hạn.
Tìm việc làm, tuyển dụng media có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Account Media
– Nhân viên biên tập hình ảnh Media
III. 6 loại hình Social Media phổ biến
1. Social Networks
Social Networks là hình thức dựa trên các website mang tính xã hội để tạo điều kiện cho người dùng kết nối, trò chuyện với nhau mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt là kết nối những người có cùng đam mê, sở thích với nhau điển hình như Facebook, Twitter,…
2. Social News
Đây là các kênh cung cấp tin tức, thông tin về xã hội, kinh tế, giải trí, showbiz,… nói chung là về tất cả những vấn đề mà mọi người quan tâm. Social News là hình thức hướng tới các đối tượng cập nhật tin tức trực tuyến (online) hàng ngày.
3. Social Media Sharing
Đây là các trang chuyên chia sẻ các dạng thông tin số như hình ảnh, video ngắn, video dài cho mọi người xem và đóng góp ý kiến thông qua phần bình luận hoặc để lại lời nhắn. Giúp cho nhà sáng tạo có thể thu nhận được ý kiến thực tế của khán giả.
4. Social Bookmarking
Các kênh Social Bookmarking giúp cho người dùng có thể quản lý dữ liệu, sắp xếp, chia sẻ thông tin của họ một cách hệ thống và chuyên nghiệp trên nền tảng trực tuyến. Tại Việt Nam, các trang Social Bookmarking được biết đến phổ biến như: i-share.vn, linkhay.com,…
5. Social Microblogging
Đây là phương tiện truyền thông hoạt động dưới dạng blog cho phép người dùng chia sẻ, trao đổi những câu chuyện, tâm sự ngắn bằng câu chữ, hình ảnh hoặc video. Những người dùng khác phải đăng ký kênh thì mới thấy được nội dung mà người đó đăng tải lên. Ví dụ điển hình cho phương tiện này là Twitter.
6. Social Blog Comments and Forums
Đây là các diễn đàn có tác động mạnh mẽ nhất với có giá trị nhất đối với doanh nghiệp. Bởi vì Blog và Forum có thể giúp thu thập ý kiến, quan điểm của rất nhiều người dùng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể biết được những vấn đề người dùng đang gặp phải để tìm ra giải pháp, cũng như tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
IV. Chiến lược Social Media kết hợp với SEO
Xem thêm: SEO Content là gì? Cách xây dựng và tối ưu SEO Content hiệu quả
1. Tạo dựng kênh truyền thông uy tín
Đầu tiên, doanh nghiệp nên tìm hiểu nhóm khách hàng của mình đang sử dụng và thường xuyên truy cập kênh Social Media nào để bắt đầu xây dựng kênh tại đó. Tiếp đến cần phải chú trọng từng nội dung đăng tải, đảm bảo đúng, đủ, đồng nhất thông tin ở tất cả các kênh để tạo sự uy tín, tin cậy đối với khách hàng.
2. Xây dựng thương hiệu trên Social Media
Doanh nghiệp cần dùng duy nhất một logo, một tên thương hiệu cho tất cả các kênh và website để tạo được sự đồng nhất trong tâm trí khách hàng. Sau đó, tạo ra các bài viết ở các dạng hình ảnh, nội dung chữ, video với mục tiêu giới thiệu về đặc điểm, sự khác biệt, giá trị công ty mang lại cho khách hàng một cách thường xuyên và khéo léo.
3. Tạo liên kết trên Social Media
Sau khi đã có được một kênh truyền thông chất lượng trên Social Media, doanh nghiệp cần tận dụng sự phổ biến đó để tạo liên kết với các kênh còn lại cũng như website chính thức của mình. Điều này sẽ giúp tạo sự tin cậy cho khách hàng, cũng như tăng lượng tương tác cho website. Và đặc biệt quan trọng đối với những web thương mại bán hàng.
4. Tăng tương tác kênh Social Media
Để kênh của bạn được hoạt động tốt thì cần phải duy trì đăng bài, tương tác với khách hàng bằng các minigame, livestream hoặc bất kỳ cách thức nào miễn là phù hợp với hình ảnh doanh nghiệp. Ngoài ra cần chú ý đến hình thức và chủ đề nào được khách hàng thường tương tác nhiều để tiếp tục duy trì và phát triển thêm nội dung đó.
Xem thêm:
– Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Xu hướng việc làm
– Media MWG mở đợt tuyển dụng lớn nhất năm 2021: Nhiều vị trí ứng tuyển gồm biên tập nội dung trang, SEO, quản lý chất lượng…
– Team Social Media MWG nhắn tìm Cộng Tác Viên
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thuật ngữ Social Media cũng như biết được các tác động của nó đối với con người và xã hội. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên chia sẻ với người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Social_media
https://www.investopedia.com/terms/s/social-media.asp
https://www.lifewire.com/what-is-social-media-3486616
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.