Bạn đang xem bài viết Standee là gì? Công dụng và cách tạo thiết kế standee đẹp, thu hút tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhắc đến các ấn phẩm đồ họa trong Marketing nói chung hay quảng cáo nói riêng, chúng ta không thể nào bỏ qua standee. Chúng xuất hiện thường xuyên và ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn không thực sự rõ về công dụng hay vai trò của standee. Vậy nên trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm standee là gì và tác dụng của chúng trong đời sống hằng ngày nhé!
I. Standee là gì?
Standee là một sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa kết hợp với công nghệ in ấn. Chúng có xu hướng được sử dụng nhiều trong các hoạt động Marketing truyền thống và được đánh giá là một công cụ quảng cáo hiệu quả.
Ngày nay, standee được thiết kế với nhiều dạng kích cỡ và hình dáng, cũng như in ấn với đa dạng chất liệu. Tuy vậy, một standee cơ bản vẫn bao gồm 1 giá đỡ và phía trước là phần bạc in.
Tìm việc làm, tuyển dụng nhân viên thiết kế đồ hoạ có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
– Nhân viên Graphic Design và Content (NH Phụ Kiện TGDĐ/ĐMX)
II. Công dụng của standee
Nói về công dụng thì Standee phần lớn được sử dụng dành cho việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Một standee không chỉ phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm mà còn dùng để hỗ trợ hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp rộng rãi hơn. Tại những buổi triển lãm, hội nghị,… standee được sử dụng để giới thiệu về chương trình, cung cấp những thông tin nổi nhất của sự kiện với thiết kế đặc sắc, thu hút và dễ ghi nhớ.
III. Chọn dùng standee khi nào?
Hiện nay, standee xuất hiện ở rất nhiều nơi và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau với đa dạng kích thước, mẫu mã,… Với mục đích quảng cáo ngắn hạn, bạn có thể dùng standee chữ X hoặc mô hình. Vì nhìn chung, giá thành của những loại standee này không quá đắt.
Quảng cáo dài hạn thì có thể đầu tư hơn với standee 3D nhằm để thu hút khách hàng. Tại một số quầy hàng siêu thị hoặc cửa hàng, người ta thường trưng bày, quảng cáo sản phẩm bằng những standee nhân vật nổi tiếng hoặc standee điện tử.
IV. Các loại standee thường gặp
– Standee kệ X: Có 2 kích thước tiêu chuẩn: 60x160cm và 80x180cm với khung đỡ hình chữ X chéo nhau bằng kim loại hoặc nhựa. Phía trước được phủ một miếng bạc in, được sử dụng nhiều trong các hội nghị, trước các cửa hàng,…
– Standee cuốn nhôm: Có 2 kích thước tiêu chuẩn là 60x160cm và 80x200cm, bên cạnh đó có nhiều kích thước khác theo yêu cầu. Loại standee này được thiết kế dạng treo, 1 đầu gắn vào thanh gỗ hoặc kim loại, đầu còn lại có thể móc hoặc treo dây.
– Standee để bàn: Loại standee này thường được dùng cho việc trưng bày trên bàn. Thường có 2 kích cỡ là standee X mini – 25x42cm, standee cuốn mini – A3 hoặc A4.
– Standee đế nước: Kích thước chuẩn của standee đế nước gồm 2 loại từ 60x160cm đến 80x180cm. Do trọng lực nặng, standee đế nước có thể đứng vững nhờ vào hộp nhựa chứa được nước hoặc cát bên trong. Phần đế nhựa có khả năng đựng đến 10 lít nước. Thế nên, người ta thường dùng loại standee này cho các hoạt động ngoài trời.
– Standee mô hình: Loại standee này thường có kích thước 60x180cm, 80x180cm tùy vào nhu cầu của tổ chức sự kiện, nhà quảng cáo. Hình dáng của standee thường là những hình người hoặc vật được mô phỏng với mục đích truyền tải thông điệp, quảng cáo, mời chào,…
– Standee 3D: Đa dạng tính năng, dễ di chuyển, nhỏ gọn, hình ảnh bắt mắt là những đặc tính của standee 3D. Loại standee 3D phù hợp để cả trong nhà và ngoài trời giúp thu hút khách hàng hơn.
– Standee điện tử: Dạng standee này tiện lợi hơn những loại standee khác ở chỗ có thể thường xuyên thay đổi content và có hiệu ứng động trên màn hình. Mọi tin tức hay quảng cáo luôn được cập nhật. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, bên cạnh đó có thiết kế chân đứng vững vàng và dễ dàng tháo lắp.
– Standee giá chữ A: thường được sử dụng để trưng bày tranh ảnh. Kích thước có thể tùy biến, nhưng đẹp nhất là 70x50cm.
– Standee giá chữ thập: loại standee này có kích thước tùy chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Chiều cao của nó dao động từ khoảng 40 – 200cm, chiều ngang từ 40 – 120cm.
– Standee khung sắt ngoài trời: đây là sản phẩm trong hệ gia công, người dùng có thể đặt mọi kích thước theo ý muốn của mình. Thường kích thước chuẩn của nó sẽ là 60x160cm và 80x180cm.
– Standee quầy hàng: standee này thường được đặt ở những trung tâm thương mại, siêu thị,… để quảng cáo sản phẩm. Thông thường chiều cao tính từ bục bàn xuống mặt đất là từ 80cm, độ dày là từ 40cm, bề mặt ngang phía trước và phía sau lần lượt là 80cm và 70cm, chiều cao từ mặt đất đến tấm chắn là từ 195cm.
V. Chuẩn bị trước khi thiết kế standee
1. Quyết định nội dung của thiết kế
Trước khi tiến hành thiết kế standee, bạn phải tìm hiểu rõ ràng về nội dung mà doanh nghiệp, nhà quảng cáo muốn thể hiện trên đó. Tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả của standee, nội dung của standee cần thật ngắn gọn nhưng vẫn tạo được sức hút.
Vì thế trong quá trình lên ý tưởng, bạn nên chọn lọc thông tin kỹ càng. Không dồn quá nhiều nội dung vào cùng một standee, thay vào đó hãy chia chúng theo chủ đề phù hợp.
2. Chọn ý tưởng và phong cách
Việc xây dựng ý tưởng standee có thể sẽ là vấn đề khó khăn đối với nhiều người. Chúng ta sẽ phải vừa suy nghĩ làm thế nào để dùng ít ký tự nhưng lại có thể truyền đạt được hết nội dung mong muốn. Cũng vừa phải suy nghĩ đến cách thiết kế standee sao cho độc đáo và nổi bật, nhằm thu hút được khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. Hướng giải quyết hiệu quả nhất cho tình huống này là tham khảo thật nhiều mẫu standee cùng loại, hoặc của đối thủ cạnh tranh để tìm được những ý tưởng, phong cách hiệu quả nhất nhé!
3. Tham khảo in ấn và chất liệu standee
Việc in ấn standee không kém phần quan trọng, vì điều này góp phần thể hiện được sự chỉnh chu và chuyên nghiệp. Chất liệu tốt, hình ảnh và màu sắc in sẽ hoàn hảo hơn cũng như độ bền tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dựa vào mục đích và yếu tố xung quanh để lựa chọn chất liệu phù hợp.
VI. Bật mí cách thiết kế standee đẹp
1. Đặt logo ở phía trên
Để hấp dẫn và thu hút được khách hàng nhanh nhất, bạn phải đặt logo thương hiệu trên slogan hướng ngay tầm nhìn của người xem. Trong một số nghiên cứu, khi nhìn vào một sự vật, mắt người sẽ thường ngay lập tức nhìn vào một vài điểm, vị trí mà chúng ta thường gọi là “điểm vàng”. Do đó, việc đặt logo tại vị trí phù hợp sẽ giúp standee tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý đến bố cục, sự cân đối và hài hòa của standee. Ví dụ cụ thể như website, logo,… những thông tin mà bạn muốn người xem lưu ý và ghi nhớ nhất, sẽ được để ngang tầm nhìn nhưng với bố cục rõ ràng, phông chữ phù hợp nhằm tránh rối mắt.
2. Hạn chế tối đa chữ
Một standee hiệu quả sẽ tập trung thể hiện những điều tốt nhất về sản phẩm, hoặc những điểm nổi bật về chương trình, sự kiện,… Bằng một cách ngắn gọn và xúc tích, tránh việc trình bày dài dòng khiến cho khách hàng loạn thông tin, gây khó chịu.
Ngoài ra, standee có chứa quá nhiều chữ rất dễ gây nhàm chán. Người xem chỉ sẽ chỉ nhìn lướt ngang standee khi đang đi trên đường. Do đó, họ sẽ không thể dành vài phút để đọc hết toàn bộ thông tin sản phẩm, chương trình mà bạn cố tình thể hiện trên standee. Thay vào đó, sử dụng hình ảnh sẽ nhanh chóng gây chú ý, lưu giữ được lâu trong bộ não con người.
3. Quy tắc từ trái sang phải
Thường thì chúng ta có xu hướng đọc thông tin theo trình tự từ trên xuống và từ trái sang phải. Sự ưu tiên về thông tin và bố cục nên được phù hợp theo nguyên tắc này giúp cho standee ấn tượng hơn. Lưu ý đừng dồn quá nhiều thông tin về một phía mà cần trải đều thuận mắt người đọc.
4. Hình ảnh chất lượng cao
Hình ảnh bị vỡ, màu sắc không hài hòa hay bố cục hình ảnh không đẹp mắt sẽ là điểm trừ rất lớn dành cho một standee trưng bày hay quảng cáo. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến ấn tượng cũng như sự quan tâm của người xem dành cho sản phẩm, sự kiện,…
Kể cả khi standee được thiết kế theo xu hướng tối giản vẫn phải cần quan tâm đến chất lượng hình ảnh nền. Để thu hút được khách hàng, standee trưng bày cần phải chất lượng từ hình ảnh đến bố cục chữ viết.
5. Màu sắc trong thiết kế
Bạn nên dựa vào màu sắc chủ đạo của công ty, hoặc sản phẩm, chủ đề của sự kiện để lựa chọn màu sắc phù hợp. Những màu sắc xuất hiện trên standee cần phải hài hòa với logo và mọi hình ảnh có trên đó.
Thông thường, người thiết kế thường chọn phông nền màu tối và chọn chữ màu sáng để làm nổi bật thông tin, có thể là màu nâu hoặc nâu đỏ. Một số khác, màu sắc sẽ được chọn dựa theo chủ đề, mùa, sự kiện,… tùy vào mục đích của doanh nghiệp.
6. Ghi chú thông tin liên lạc
Sau khi đã gây được ấn tượng với người xem, bạn nên để lại thông tin liên lạc một cách cụ thể bao gồm số điện thoại và các kênh social media. Điều này giúp khách hàng dễ dàng liên lạc khi có nhu cầu mua sản phẩm, hoặc sử dụng dịch vụ.
Ngày nay, một số thông tin liên lạc giúp khách hàng dễ tìm đến bạn có thể kể đến như số điện thoại, Facebook, Zalo,… Tốt nhất trên standee, bạn nên kèm theo cả mã QR code để giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc nhập thông tin liên hệ nhé!
VII. Tổng hợp mẫu standee đẹp cho mọi ngành nghề
Mẫu Standee quảng cáo
– Mẫu Standee quảng cáo 1
– Mẫu Standee quảng cáo 2
Mẫu Standee tuyển dụng
– Mẫu Standee tuyển dụng 1
– Mẫu Standee tuyển dụng 2
Mẫu Standee bất động sản
– Mẫu Standee bất động sản 1
– Mẫu Standee bất động sản 2
Mẫu Standee spa
– Mẫu Standee spa 1
– Mẫu Standee spa 2
Mẫu Standee food
– Mẫu Standee food 1
– Mẫu Standee food 2
Mẫu Standee hội thảo
– Mẫu Standee hội thảo 1
– Mẫu Standee hội thảo 2
Mẫu Standee menu
– Mẫu Standee menu 1
– Mẫu Standee menu 2
Mẫu Standee khai trương
– Mẫu Standee khai trương 1
– Mẫu Standee khai trương 2
VIII. Top những phần mềm thiết kế và tìm nguồn ảnh cho standee
Phần mềm thiết kế standee:
Để thiết kế được 1 standee đẹp thì khâu lựa chọn phần mềm thiết kế rất quan trọng. Dưới đây là 3 phần mềm thiết kế standee phổ biến nhất hiện nay:
Phần mềm Canva: với phần mềm này, các bạn có thể sử dụng trên nền tảng website mà không cần phải tải về máy. Hơn nữa, Canva còn cung cấp rất nhiều hiệu ứng, mẫu thiết kế đẹp để người dùng có thể sử dụng.
Phần mềm Photoshop: đây là phần mềm được dân thiết kế thường sử dụng nhất khi thiết kế standee. Tại đây, người dùng có thể thoải mái cắt ghép hình ảnh theo sự sáng tạo của riêng mình.
Phần mềm Illustrator: phần mềm này được tích hợp các tính năng của cả phần mềm Corel và phần mềm Photoshop. Nhiều người thích sử dụng phần mềm này, bởi vì khi xuất file in màu sắc của standee rất sắc nét.
Tìm nguồn ảnh thiết kế standee:
Một sản phẩm standee đẹp mắt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó việc lựa chọn hình ảnh đẹp, chất lượng cao cũng là yếu tố quan trọng. Vậy tìm nguồn ảnh thiết kế standee ở đâu là tốt nhất? Dưới đây là 10 website cung cấp stock ảnh miễn phí mà các bạn có thể tham khảo:
– Unsplash
– Pexels
– Freepik
– Flickr
– Freelmages
– Gratisography
– Picography
– Jay Mantri
– Getrefe
– New Old Stock
Xem thêm:
– Infographic là gì? Cách thiết kế Infographic kèm các mẫu đẹp, thu hút
– Logo là gì? Các đặc trưng cơ bản trong thiết kế logo thương hiệu
– Pattern là gì? Các loại Pattern thường gặp trong ngành thiết kế
Thông qua bài viết, hy vọng mình đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách thiết kế standee sao cho hiệu quả nhất. Đừng quên chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy hay và bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Standee
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Standee là gì? Công dụng và cách tạo thiết kế standee đẹp, thu hút tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.