Bạn đang xem bài viết Sửa lỗi “Reboot and Select a Proper Boot Device” tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi khởi động máy tính, bạn có thể gặp phải thông báo “Reboot and Select a Proper Boot Device”. Đây là một trong những thông báo lỗi phổ biến nhất khi cài đặt hệ điều hành hoặc khi nâng cấp phần cứng. Thông báo này có nghĩa là máy tính không thể tìm thấy ổ đĩa khởi động và không thể khởi động hệ điều hành. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần sửa lỗi “Reboot and Select a Proper Boot Device”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về những nguyên nhân và cách sửa lỗi khi gặp thông báo này.
Bạn không thể khởi động được máy tính và gặp thông báo “Reboot and Select a Proper Boot Device”? Đây là lỗi khá phổ biến và không khó khắc phục, chỉ cần biết một vài thao tác trong BIOS là có thể sửa được, cùng theo dõi bài hướng dẫn sau nhé.
I. Nguyên nhân gây ra lỗi “Reboot and Select proper Boot device”
Lỗi “Reboot and Select proper Boot device” xuất hiện khi hệ thống không thể tìm thấy ổ cứng có chứa hệ điều hành. Có thể bạn vẫn sử dụng máy tính bình thường trong thời gian gần đây, nhưng đôi khi lỗi này vẫn đột nhiên xuất hiện. Nguyên nhân có thể xuất phát từ cả phần cứng và phần mềm.
1. Phần cứng
- Không kết nối được với ổ cứng do cáp bị hỏng
- Ổ cứng được phát hiện nhưng không được kết nối đúng cách
- Ổ đĩa khởi động bị hỏng
2. Phần mềm
- Phân vùng boot không hoạt động
- Trình tự boot không được cấu hình đúng
- Các tệp boot bị hỏng
- Hệ điều hành bị lỗi
Lưu ý: Trước khi đến với hướng dẫn sửa lỗi “Reboot and Select a Proper Boot Device”, bạn cần phải có một số hiểu biết cơ bản về phần cứng máy tính và các thao tác trong BIOS. Nếu bạn chưa biết về những kiến thức này, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của người am hiểu hơn. Bạn nên đưa cho họ đọc bài viết này và sửa lỗi giúp bạn.
II. Hướng dẫn sửa lỗi “Reboot and Select a Proper Boot Device”
1. Kiểm tra cáp kết nối ổ cứng
Nếu máy tính của bạn vẫn hoạt động tốt gần đây và đột nhiên xảy ra lỗi, điều đầu tiên bạn cần kiểm tra là cáp kết nối ở cứng.
Nếu bạn dùng ổ cứng kiểu cũ như HDD hay SSD Sata, sẽ có hai cáp để kết nối thiết bị này (dây nguồn và dây Sata).
Hãy ngắt kết nối ổ cứng khỏi hệ thống và kiểm tra các dây cáp xem có bị đứt gãy gì không. Nếu bạn thấy dây cáp có vấn đề, hãy tìm mua dây mới để thay thế ngay. Thêm vào đó, bạn cũng cần kiểm tra các đầu nối xem có bị bám bụi hoặc tác nhân nào cản trở hay không.
Cuối cùng là gắn lại ổ cứng rồi thử khởi động lại máy.
2. Xem ổ đĩa khởi động có được phát hiện không
Bạn cũng nên kiểm tra xem ổ cứng có được phát hiện trong hệ thống hay không. Điều này nhằm đảm bảo ổ cứng của bạn vẫn đang hoạt động tốt.
Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào BIOS của máy tính. Thông thường ở trang chính của BIOS, bạn sẽ tìm thấy các thiết bị mà hệ thống phát hiện được. Kiểm tra xem ổ cứng của bạn có được kết nối ở đây hay không.
Nếu bạn thấy rằng ổ cứng của mình không được liệt kê, hãy tắt máy tính và thử đổi khe cắm của nó trên bo mạch chủ, thậm chí là thay đổi cả dây cáp. Nếu vẫn không được, rất có thể ổ cứng của bạn đã bị hỏng. Và giải pháp lúc này khá là tốn tiền đấy… bạn phải thay ổ cứng.
3. Sắp xếp lại thứ tự khởi động trong BIOS
Nếu bạn thấy ổ cứng xuất hiện trong BIOS hệ thống, hãy đảm bảo nó được xếp đầu tiên trong thứ tự boot. Thứ tự boot quyết định việc ưu tiên các thiết bị được chọn để chạy hệ điều hành.
Truy cập vào BIOS trên máy tính và đi đến tab “Boot” hoặc “BIOS Features”, mỗi BIOS có cách trình bày khác nhau, vì vậy bạn sẽ cần phải tìm kiếm một chút.
Tìm cho đến khi bạn thấy mục Boot Option Priorities.
Điều chỉnh lại thứ tự các Boot Options xuất hiện trong danh sách này, sao cho ổ cứng chứa hệ điều hành lên đầu tiên. Nếu bạn sử dụng BIOS của Gigabyte giống tôi, hãy nhấn vào mục Boot Options #1 >> Chọn Windows Boot Manager (…).
III. Chọn đúng chế độ khởi động
Kiểu phân vùng ổ đĩa của bạn cần phải thích hợp với chế độ khởi động. Có hai kiểu phân vùng ổ đĩa là MBR (phù hợp với Legacy) và GPT (phù hợp với UEFI). Nếu như có tác nhân nào khiến cho các thiết lập bị thay đổi, bạn cần phải điều chỉnh lại cho đúng.
Bạn truy cập vào BIOS và tìm đến mục Boot Mode Selection.
Bạn chọn Legacy, rồi khởi động lại xem có vào được Windows hay chưa. Nếu lỗi vẫn xảy ra, hãy quay trở lại và chọn UEFI.
Nếu có thể, bạn chọn “UEFI and Legacy” để bao gồm cả 2 chế độ khởi động.
IV. Thiết lập tối ưu cho BIOS
Nếu sự cố của bạn vẫn chưa được giải quyết, tôi khuyên bạn nên khôi phục cài đặt BIOS của mình về cài đặt gốc. Đôi khi, cài đặt BIOS bị thay đổi có thể ngăn không cho hệ thống khởi động hệ điều hành.
Vào BIOS hệ thống của bạn >> chuyển đến tab Save & Exit.
Chọn Load Optimized Defaults.
Nhấn Yes để xác nhận. Sau đó bạn khởi động lại máy tính xem hệ điều hành có được khởi động hay không?
V. Kích hoạt phân vùng hệ thống
Một lý do khác gây ra lỗi có thể do phân vùng chứa HĐH đột nhiên không hoạt động. Bạn có thể kích hoạt lại nó thông qua Command Prompt.
Để truy cập được vào Command Prompt, bạn cần có USB Boot. Hãy tạo một chiếc USB Boot theo hướng dẫn ở bài viết này. Sau đó bạn cắm USB vào máy tính, giao diện cài đặt Windows sẽ xuất hiện.
Chọn ngôn ngữ cài đặt rồi nhấn Next.
Ở bước này, bạn không nhấn vào Install now, mà chọn Repair your computer.
Bạn điều hướng đến Troubleshoot >>Advanced options >> Command Prompt.
Trong Command Prompt, bạn nhập lần lượt các lệnh sau:
diskpartlist diskselect disk 0 (hoặc thay số 0 bằng số đúng theo ổ đĩa bạn sử dụng)list partitionselect partition 1 (hoặc thay số 1 bằng phân vùng ổ đĩa chứa hệ điều hành) active
Bây giờ khởi động lại máy tính để xem bạn có khởi động được vào HĐH hay không.
VI. Sửa các tệp BCD
Các tệp BCD rất quan trọng để hệ thống hoạt động trơn tru. Có thể các tệp này bị hỏng và cần sửa chữa.
Làm theo phương pháp tương tự như phần trên để bạn có thể mở được Command Prompt.
Trong Command Prompt, bạn nhập lần lượt các lệnh sau để sửa tệp BCD.
bootrec /rebuildbcd |
VII. Cài đặt lại Hệ điều hành
Chúng ta đã thử một số cách trên đây… Nhưng hệ điều hành của bạn vẫn không khởi động được và ổ cứng vẫn được phát hiện trong BIOS, thì giờ đây là lúc bạn phải cài đặt lại hệ điều hành.
Hệ điều hành hiện tại đã bị hỏng và không thể sửa được. Bạn hãy tham khảo bài viết Hướng dẫn cách cài Windows 10 bằng USB từng bước một để tiến hành cài lại Win.
Ngoài ra, khi vấn đề đã vượt ra khỏi tầm hiểu biết của bạn cũng như bài viết này, hãy nhờ cậy đến trung tâm bảo hành máy tính.
Khi xuất hiện thông báo lỗi “Reboot and Select a Proper Boot Device”, đừng lo lắng quá nhiều vì đây chỉ là một lỗi phần cứng hoặc phần mềm đơn giản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này, ví dụ như phần cứng bị hỏng, phân vùng đĩa cứng bị lỗi, hoặc cài đặt BIOS bị thay đổi bất ngờ. May mắn là, hầu hết các trường hợp đều có thể được khắc phục một cách dễ dàng. Để sửa lỗi này, bạn nên kiểm tra các kết nối phần cứng và phần mềm, thực hiện một số lệnh trong BIOS, hoặc chỉnh sửa các tùy chọn khởi động. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra lỗi này, có thể cần sửa chữa hoặc thay thế một số thiết bị. Tóm lại, lỗi “Reboot and Select a Proper Boot Device” có thể được giải quyết bằng cách thực hiện một số thao tác đơn giản trên hệ thống của bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sửa lỗi “Reboot and Select a Proper Boot Device” tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn Bài Viết: https://thuthuatphanmem.vn/sua-loi-reboot-and-select-a-proper-boot-device/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: