Những hạt bụi, lông thú, bụi vải,… lơ lửng trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được chính là tác nhân gây dị ứng và các bệnh về đường hô hấp cho con người. Bạn có thể tìm hiểu về tác hại của bụi và cách hạn chế bụi trong bài viết dưới đây.
1 Tác hại của bụi đối với sức khỏe con người
Các hạt bụi càng nhỏ càng dễ tích tụ trong phế nang gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, tăng nguy cơ biến chứng thành bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các hạt bụi nhỏ, khói, hóa chất khi vào cơ thể không gây bệnh ngay mà tích tụ lâu ngày rồi bùng phát thành bệnh vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Ngoài các bệnh về phổi, khói bụi còn gây dị ứng cho da, mắt,… những bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.
Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn
2 Một số cách hạn chế bụi trong nhà
Lắp đặt máy lọc không khí và thay bộ lọc thường xuyên
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc không khí gia đình. Các loại máy này có thể lọc được khói bụi, nấm mốc, bụi siêu nhỏ,… lơ lửng trong không khí.
Máy lọc không khí rất hữu ích cho những ngôi nhà có người mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng cần một môi trường không khí thực sự trong lành để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Nếu trong nhà bạn có điều hòa, máy lạnh, máy lọc không khí thì nên thay màng lọc định kỳ, màng lọc để quá lâu sẽ làm giảm hiệu quả lọc của các loại máy này.
Một số máy lọc không khí đang kinh doanh tại Điện máy XANH
Loại bỏ bụi trong nhà
Việc lau chùi thông thường không thể làm sạch bụi ở các kẽ nhỏ, thảm, gầm bàn ghế,… trong nhà bạn nên hút bụi ít nhất 2 lần/tuần nếu nhà bạn sạch sẽ. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể lượng bụi tích tụ lâu ngày trong nhà bạn.
Khi sử dụng máy hút bụi, bạn nên thay bộ lọc thường xuyên và đảm bảo máy hoạt động tốt, phát huy hiệu quả tối đa.
Một số máy hút bụi đang kinh doanh tại Điện máy XANH
Quét và lau nhà thường xuyên
Quét nhà, lau nhà có lẽ là bài học đầu tiên cha mẹ dạy con khi muốn con giúp việc nhà. Điều này giúp ngôi nhà luôn sạch sẽ và hạn chế bám bụi hiệu quả.
Bạn nên thường xuyên quét dọn những khu vực có xu hướng tích tụ nhiều bụi như hành lang, lối ra vào,… sau đó lau sàn nhà để loại bỏ bụi triệt để nhất.
Sử dụng vải sợi nhỏ để lau bụi hiệu quả
Các loại vải thông thường như thun hay lụa không bắt bụi nhưng cũng có thể làm bụi phát tán ra xung quanh. Tốt nhất là sử dụng một miếng vải sợi nhỏ ẩm để lau bụi, có thể bắt bụi và giữ bụi bên trong.
Sau khi lau, bạn giặt khăn và phơi khô để loại bỏ bụi trong khăn, khăn bẩn làm giảm hiệu quả làm sạch bụi ở những lần lau tiếp theo.
Dọn dẹp đồ vật lâu ngày không sử dụng
Đồ vật lâu ngày không sử dụng hoặc không được vệ sinh sẽ trở nên bám bụi, vi khuẩn và nấm mốc. Thỉnh thoảng , bạn nên mang các loại dụng cụ, đồ trang trí, tranh treo tường,… đã lâu không dùng đến để cọ rửa một lần.
Loại bỏ những vật dụng không cần thiết
Các loại thùng giấy, báo cũ, quần áo cũ,… không còn cần dùng đến cũng không nên để trong nhà vừa gây mất diện tích vừa là nơi bám bụi, ẩm mốc,… có hại.
Giặt chăn, màn, thảm đệm thường xuyên
Dụng cụ bằng vải dày là nơi dễ bám bụi nhưng lại khó làm sạch. Khoảng 1 tháng 1 lần bạn đem ra chỗ trống đập nhiều lần cho rũ sạch bụi bám trên gối, nệm rồi dùng máy hút bụi để hút sạch.
“Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon”, hãy giữ nhà sạch, không khí trong lành để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn!