Tần số quét hay còn gọi là tốc độ làm tươi đang là tiêu chí được các hãng di động quan tâm và dự đoán trở thành xu hướng trong tương lai. Vậy tần số quét trên màn hình smartphone là gì? 60Hz, 90Hz, 120Hz có gì khác nhau? Hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây.
Tần số quét (tốc độ làm tươi) là gì?
Khái niệm
Tần số quét (còn gọi là Tốc độ làm tươi) là chỉ số đo số lần hình ảnh trên màn hình được cập nhật trên một giây. Nó được đo bằng Hertz (Hz). Trên thực tế, những gì mà bạn thấy hiển thị trên màn hình điện thoại không phải là hình ảnh động thay đổi liên tục, mà là một chuỗi các hình ảnh tĩnh được chiếu lên với tốc độ rất nhanh, tạo cho mắt bạn cảm giác như chúng đang chuyển động thực sự.
Ý nghĩa
Nói một cách đơn giản, tần số quét cao hơn có nghĩa là độ mờ của chuyển động ít hơn và chất lượng hình ảnh rõ hơn đáng kể, từ đó mang lại trải nghiệm xem mượt mà hơn, đồng thời mắt của bạn cũng sẽ đỡ mỏi hơn khi nhìn quá lâu trên màn hình. Hầu hết các điện thoại thông minh ngày nay đều được trang bị màn hình 60Hz.
Tần số quét 60Hz, 90Hz, 120Hz có gì khác nhau?
Tần số quét cao hơn làm cho nội dung chuyển động mượt mà và gọn gàng hơn. Mặc dù hầu hết nội dung như lướt email hay Facebook không có sự khác biệt quá lớn đủ để người dùng bình thường nhận ra. Tuy nhiên, các ứng dụng và nội dung có nhiều chuyển động đồ họa xuất hiện như game sẽ mượt mà hơn với màn hình có tần số quét cao hơn.
Trên thực tế là một khi màn hình của bạn có tốc độ làm mới nhanh gấp đôi sẽ cho trải nghiệm được mượt mà hơn, trong khi màn hình 60 Hz có vẻ hơi lag một chút, đặc biệt khi bạn đặt hai màn hình 120 Hz và 60 Hz cạnh nhau sẽ thấy rõ điều đó hơn.
Màn hình 120 Hz sẽ ngốn một lượng lớn sức mạnh xử lý do đó sẽ gây tốn pin rất nhiều, trong khi đó màn hình 60 Hz sẽ tốn ít năng lượng hơn trong quá trình sử dụng, khiến pin trụ được lâu hơn. Tùy thuộc vào tần suất sử dụng màn hình có tần số quét cao mà thời lượng sử dụng pin cũng khác nhau.
Ví dụ nếu chúng ta sử dụng màn hình tần số quét 120 Hz trên chiếc ROG Phone 2 trong khoảng thời gian dài thì máy sẽ trụ được khoảng 6 giờ, còn với màn hình 90 Hz thì máy sẽ trụ được khoảng 7 giờ.
Còn khi sử dụng xen kẽ giữa màn hình 90 Hz và 120 Hz trên ROG Phone 2 chúng ta sẽ thấy thời lượng sử dụng pin sẽ không chênh lệch nhau quá nhiều.
Có nên chọn smartphone có tần số quét cao?
Nếu bạn là một người sử dụng smartphone để chơi game và muốn những trải nghiệm của mình được sống động, nhanh mượt, không xảy ra hiện tượng giật, lag, khựng khung hình thì một chiếc smartphone được hỗ trợ màn hình 120 Hz sẽ là lựa chọn đáng mơ ước.
Màn hình 90Hz và 120Hz đang ngày càng phổ biến trong các điện thoại thông minh hiện đại, đặc biệt là trong thị trường cao cấp. Tính năng này cũng ngày càng có sẵn trong các thiết bị cầm tay trung cấp giá cả phải chăng.
Có thể thấy tần số quét chỉ là một phần nhỏ trong thông số kỹ thuật hiển thị của smartphone. Đây chắc chắn không phải là một tính năng đủ lớn để người dùng quyết định lựa chọn điện thoại.
Tuy nhiên, đối với những bạn yêu thích việc sở hữu một smartphone với tần số quét cao thì các sản phẩm như: Samsung Galaxy S20 5G (120Hz), OnePlus 7T (90Hz), Realme X50 Pro 5G (90Hz), Asus ROG 2 (120Hz) sẽ là những gợi ý không thể bỏ qua.
Qua các thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về tần số quét và sự khác biệt giữa các thiết bị smartphone có tần số quét khác nhau. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!