Tàu thăm dò của Ấn Độ đã đi vào quỹ đạo mặt trời sau hành trình kéo dài 4 tháng. Đây là thành công mới nhất trong tham vọng thám hiểm không gian của Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tàu thăm dò Aditya-L1 đã đi vào quỹ đạo Mặt Trời vào ngày 6/1 – (Minh họa: INDIA TODAY).
Tàu thăm dò Mặt trời Aditya-L1 của Ấn Độ được phóng vào tháng 9 năm 2023, mang theo một loạt thiết bị đo và quan sát các lớp ngoài cùng của Mặt trời.
Trong thông báo hôm 6/1, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh cho biết tàu thăm dò đã đạt tới quỹ đạo dự kiến “để khám phá những bí ẩn về mối quan hệ giữa Mặt trời và Trái đất”.
Aditya-L1 đã đến quỹ đạo quanh điểm Lagrange 1 (L1) trong không gian, cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km, vào sáng ngày 6/1.
Trong thời gian gần đây, Mỹ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã gửi nhiều tàu thăm dò tới trung tâm hệ mặt trời, bắt đầu từ chương trình Tiên phong của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vào những năm 1960. .
Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã triển khai các sứ mệnh quan sát Mặt trời. Tuy nhiên, Ấn Độ là quốc gia châu Á đầu tiên đưa tàu thăm dò vào quỹ đạo quanh Mặt trời, theo hãng tin AFP.
Trong tuyên bố ngày 6/1, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ca ngợi đây là một “bước ngoặt” khác trong chương trình không gian của nước này.
Ông viết trên mạng xã hội : “Đó là minh chứng cho sự cống hiến không mệt mỏi của các nhà khoa học của chúng ta. Ấn Độ sẽ tiếp tục theo đuổi những lĩnh vực khoa học mới vì lợi ích của nhân loại” .
- Nhiệm vụ nghiên cứu năng lượng mặt trời đầu tiên của Ấn Độ diễn ra vào ngày 2 tháng 9
- Bằng chứng mới về… nguồn gốc ngoài hành tinh của chúng ta
- Những người may mắn được đón Tết 2024 tới 16 lần: Họ là ai?