Vào tháng 7, nhiệt độ trong ngày dao động trong khoảng 33 độ C đến 37 độ C, rất ít khi xuống dưới 29 độ C. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ bước vào đợt nắng nóng khá gay gắt. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày về đêm thường rơi vào khoảng 26 độ C, ít khi xuống dưới 24 độ C.
Không chỉ nắng nóng đạt đỉnh điểm mà còn kèm theo mưa dông nguy hiểm ở một số nơi.
Trong tháng 7, hiện tượng nắng nóng sẽ tiếp tục diễn ra và xảy ra chủ yếu ở Bắc Bộ và Trung Bộ, cường độ nắng nóng năm nay có khả năng gay gắt hơn cùng kỳ năm 2022.
Tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn khoảng 5-15% so với trung bình năm 2022.
Nhận định về nhận định KTTV tháng 7/2023 và các nguy cơ thiên tai, bà Trịnh Thu Phương – Trưởng phòng Dự báo KTTV Bắc Bộ, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết: Đầu tháng 7 là thời kỳ mưa chính vụ. khu vực Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc nhiều đợt mưa lớn diện rộng và dài ngày.
Bà Trịnh Thu Phương cho biết: “Cùng lúc sẽ xuất hiện những điểm mưa to cục bộ sẽ là mối đe dọa cho các tỉnh miền núi. Cùng với đó, lũ trên các sông suối nhỏ, lũ quét, sạt lở đất là nguy cơ thường trực ở các khu vực này, nhất là mưa lớn về đêm và rạng sáng khi người dân được nghỉ ngơi. Người dân sống ở vùng núi cao, nơi thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có phương án ứng phó kịp thời khi xảy ra tình huống mất an toàn về người và tài sản.
Cũng liên quan đến tình hình thời tiết cực đoan, dự báo trong tháng 7 này, Việt Nam đón khoảng 4-5 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến các khu vực Bắc Bộ. và Bắc Trung Bộ.
Ở khu vực miền Bắc, trong tháng 7 nắng nóng xuất hiện nhiều. vùng núi, chiều tối thường có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh lân cận phổ biến 35-37 độ C, cục bộ có ngày nhiệt độ cao hơn.
Ở vùng núi Đông Bắc sẽ thường xảy ra mưa dông, trên nền nhiệt độ cao, mưa dông thường rất mạnh và có thể gây mưa đá, lốc xoáy và sạt lở đất ở những khu vực có địa hình núi cao như: Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy gây tốc mái nhà và sấm sét. Những cơn mưa dông này không mạnh, chỉ làm nền nhiệt tạm thời suy yếu chứ chưa làm dứt hẳn.
Tại khu vực Trung Bộ, giữa tháng 7 có xu hướng ít mưa, nhiệt độ cao hơn khoảng 1,0 độ C. Cùng với đó là nắng nóng kéo dài. Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên 2 tuần giữa tháng 7 nắng nóng, riêng phía Tây một số tỉnh có mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối. Nhiệt độ phổ biến 34-37 độ C, có nơi 38-39 độ C.
Nam Trung Bộ xảy ra hạn hán. Các tỉnh vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có thể có mưa dông cục bộ nhưng ít có khả năng mưa 3, 4 ngày liên tiếp.
Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có dấu hiệu mưa ít hơn trung bình nhiều năm. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk cần đề phòng khả năng xảy ra khô hạn kéo dài. Lâm Đồng và nam Đắk Nông nhiều ngày còn có mưa rào và dông vài nơi, có nơi có dông mạnh. Trong cơn dông mạnh cần đề phòng lốc xoáy và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.
Cuối tháng 7 xu thế mưa giảm dần so với giữa tháng. Nhiều ngày nắng, ban ngày hanh khô và có nắng nóng cục bộ ở miền Đông. Tổng lượng mưa dự báo ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, số giờ nắng nóng dự báo nhiều hơn trung bình nhiều năm từ 20-30 giờ.