404 – thành phố không có trên bản đồ nằm ở tỉnh Cam Túc, nơi Trung Quốc phát triển chương trình bom hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Trong thời đại vệ tinh phát triển như hiện nay, hầu hết mọi tòa nhà, góc phố đều được thể hiện rõ nét qua bản đồ vệ tinh. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, một thành phố bí ẩn không thể tìm thấy trên bất kỳ loại bản đồ nào.
Kỳ lạ hơn, thành phố này cũng được đặt tên theo mã số giống như thành phố ma. Thành phố 404 nằm gần ga Đề Oa Phố, thành phố Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc. Để đến đây, bạn cần đến ga Đề Oa Phố, sau đó đến đồn cảnh sát để xin giấy phép. 404 được thành lập trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Năm 1958, khi cả Mỹ và Liên Xô đều sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc quyết định dốc toàn lực nghiên cứu bom hạt nhân. Những gì tốt nhất được tập trung ở 97,21 độ kinh đông và 40,10 độ vĩ bắc, biến sa mạc thành một thành phố 404.
Thành phố này cũng được đặt tên theo mã số giống như thành phố ma.
Các nhà khoa học làm việc tại đây đã đặt nền móng cho các chương trình vũ trụ và hạt nhân của Trung Quốc. Đặng Gia Tiến , người được coi là cha đẻ của vật lý hạt nhân Trung Quốc, là một trong số đó.
Do bí mật quân sự, 404 không xuất hiện trên bất kỳ bản đồ nào. Bên dưới thành phố là những hầm tránh bom. Tại bãi chôn lấp chất thải hạt nhân của thành phố, công nhân làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ cao. Cứ sau nửa giờ, họ phải rời đi. Hết giờ làm việc, họ phải chôn cất quần áo bảo hộ lao động. Nếu không cẩn thận, họ có nguy cơ nhiễm phóng xạ, rụng tóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Ở ngọn núi gần thành phố có một nghĩa trang lớn, chôn cất những người từng làm việc ở đây. Đây là những người đã cống hiến cả cuộc đời cho khoa học hạt nhân của Trung Quốc. Nhiều người không thể trở về quê hương. Hơn 60 năm trôi qua, thành phố bị bỏ hoang, nhiều người đã ra đi nhưng cũng có người ở lại mãi trên mảnh đất không có trên bản đồ.
- Stephen Hawking từng cảnh báo mối lo ngại của nhân loại: Không thể kiểm soát được cái cuối cùng!
- Ông lão đào măng trúng hòn đá gần 2.000 tỷ đồng
- Các nhà khoa học phát hiện ra đồng vị phóng xạ mới