Bạn đang xem bài viết Thanh toán điện tử là gì? Ưu nhược điểm đối với doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật cùng việc hạn chế sử dụng tiền mặt, thanh toán điện tử dần trở thành phương thức thanh toán được nhiều người tin dùng. Bài viết này sẽ thông tin đến bạn một số đặc điểm của thanh toán điện tử, ưu nhược điểm của phương thức thanh toán này đối với doanh nghiệp cũng như xu hướng việc làm hiện nay một cách chi tiết nhất.
I. Thanh toán điện tử là gì?
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán trực tuyến, được tiến hành trực tiếp trên mạng Internet thông qua một số thao tác đơn giản. Đây là một hình thức thanh toán khá phổ biến trên thế giới và cũng đang thịnh hành tại Việt Nam. Với cách thanh toán này, bạn có thể thực hiện chuyển, nhận, nạp hay rút tiền chỉ với vài thao tác mà không cần sử dụng tiền mặt, dòng tiền lưu chuyển vô cùng nhanh. Thông thường, thanh toán điện tử được thực hiện thông qua các cổng thanh toán trực tuyến có sự liên kết với các ngân hàng (như PayPal, OnePay hay LibertyReserve,…) hay các tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng.
Hiện nay tại Việt Nam, đa số chúng ta đều đang phụ thuộc khá nhiều vào tiền mặt. Tiền mặt được sử dụng khá phổ biến để thanh toán tại chợ, cửa hàng, trung tâm mua sắm,… Tuy nhiên, trong khoảng thời gian vài năm gần đây, do tác động của dịch COVID-19 mà xu hướng thanh toán điện tử đang trở nên phổ biến, với một ưu điểm là không cần phải dùng tiền mặt, giúp hạn chế được về mặt tiếp xúc giữa người với người. Trong tương lai gần, phương thức thanh toán điện tử sẽ càng phát triển hơn nữa khi con người đang dần quen với xu hướng thanh toán mới này.
II. Lợi ích mà thanh toán điện tử mang lại
1. Nhanh chóng, tiện dụng
Một lợi ích rõ ràng của phương thức thanh toán điện tử mà ai trong số chúng ta cũng có thể thấy chính là sự tiện lợi, nhanh chóng. Chỉ với một vài thao tác đơn giản là đã có thể tiến hành thanh toán cho đơn hàng.
2. Tiết kiệm thời gian, công sức
Với việc sử dụng phương thức thanh toán này, bạn chỉ cần mang theo bên mình thiết bị điện tử là đã có thể thực hiện các giao dịch, không cần phải mang theo bên mình nhiều tiền mặt. Và cũng vì lý do này, bạn không cần mất thời gian để đợi nhận lại tiền thừa cũng như tìm kiếm vị trí để tiền để tiến hành thanh toán.
3. Cam kết bảo mật thông tin an toàn
Nhiều người không dùng phương thức thanh toán điện tử do vẫn còn lo sợ thông tin cá nhân sẽ bị rò rỉ. Tuy nhiên, những cổng thanh toán điện tử đang hiện hành đều được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối về thông tin cá nhân của người sử dụng, tránh rò rỉ gây bất lợi cho người dùng. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phương thức thanh toán điện tử.
4. Dễ dàng theo dõi, tra cứu và kiểm soát
Nếu khi sử dụng tiền mặt để thanh toán, bạn thường quên mất mình đã chi trả cho những gì và nếu muốn ghi nhớ thì phải tự ghi chú lại thì với phương thức thanh toán điện tử, tất cả các giao dịch của bạn đều được lưu lại. Để tra cứu các giao dịch mà mình đã thực hiện, bạn chỉ cần vào lịch sử giao dịch là có thể xem lại.
5. Hạn chế rủi ro khi dùng tiền mặt
Khi sử dụng tiền mặt, bạn có thể gặp một số rủi ro như tiền giả, thối nhầm tiền, rơi mất tiền,… thì với phương thức thanh toán điện tử, bạn có thể chủ động lựa chọn đúng số tiền mong muốn. Và vì đây là phương thức thanh toán điện tử nên những rủi ro như gặp phải tiền giả, quên ví,… là không thể xảy ra.
6. Tăng tính chuyên nghiệp cho kinh doanh, mua sắm online
Việc sử dụng các công cụ thanh toán điện tử sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Khi bạn sử dụng phương thức thanh toán điện tử, việc thanh toán khi mua hàng sẽ không bị gián đoạn dù cho là ngày lễ hay cuối tuần. Từ đó, trải nghiệm mua sắm của khách hàng sẽ tốt hơn, giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người tiêu dùng.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – tuyển dụng thương mại điện tử:
– Quản trị viên kênh Online (Social, Sàn TMĐT)
– Nhân viên Phát triển kinh doanh Sàn E-Com (B2B/ Brand, Big seller)
III. Hạ tầng thanh toán điện tử tại Việt Nam
Từ khi Việt Nam chính thức phát hành thẻ ngân hàng (năm 1996) đến tháng 6/2016, lượng thẻ ngân hàng ở nước ta đã cán mốc hơn 106 triệu thẻ, với hơn 48 ngân hàng phát hành. Trong số này, lượng thẻ ghi nợ đạt mức 90,66%, thẻ tín dụng chiếm 3,53% và còn là là thẻ trả trước với 5,81%.
Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cũng được nâng cấp liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, nhiều máy POS được tăng cường và có tốc độ nhanh. Tính đến giữa năm 2016, nước ta có hơn 17.300 ATM và hơn 239.000 máy POS được lắp đặt.
Tuy nhiên hiện nay, ngoài thanh toán qua thẻ, chúng ta còn có thể lựa chọn một số hình thức thanh toán điện tử phổ biến khác như:
– Dịch vụ Ví điện tử: Ví điện tử là hình thức thanh toán điện tử phổ biến hàng đầu hiện nay, với hơn 46 loại ví khác nhau. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như: MoMo, ZaloPay, VinID Pay,… Ngoài ra, hơn 38 ngân hàng thương mại đã tham gia phối hợp triển khai dịch vụ này, nhằm giúp người dùng dễ dàng liên kết giữa ví điện tử và tài khoản ngân hàng.
– Hệ thống chuyển mạch thẻ: Ngày 1/4/2015, Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn và Công ty Dịch vụ thẻ Smartlink đã sáp nhập thành Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất. Việc sáp nhập này cho phép chủ thẻ của một ngân hàng bất kỳ có thể rút tiền hoặc thanh toán tại hầu hết các trụ ATM/POS của các ngân hàng khác với mức phí khá rẻ hoặc miễn phí (tuỳ vào quy định của ngân hàng của trụ ATM/POS) .
+ Thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán được sử dụng ngoài để rút tiền, chuyển khoản, nhận tiền,… thì còn được tích hợp nhiều tính năng hiện đại như thanh toán dịch vụ, bảo hiểm, đặt vé máy bay,… vô cùng tiện lợi.
+ Các dịch vụ thanh toán qua Internet và điện thoại: Hiện nay, có hơn 67 ngân hàng thương mại đang triển khai dịch vụ thanh toán thông qua Internet (Internet Banking) và hơn 37 ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua di động (Mobile Banking).
+ Thanh toán thẻ xuyên biên giới: Để thực hiện thanh toán khi ở nước ngoài hoặc mua hàng ở các quốc gia khác, bạn có thể sử dụng các loại thẻ thanh toán quốc tế như VISA, MasterCard, American Express, Diners Club/Discover (Mỹ), Union Pay (Trung Quốc),… Với 2 dòng thẻ phổ biến là thẻ tín dụng (Credit Card) và thẻ ghi nợ (Debit Card). Cũng như các loại thẻ nội địa, thẻ thanh toán quốc tế vẫn sở hữu những chức năng như rút tiền mặt tại ATM, thanh toán tiền khi mua hàng hóa, dịch vụ tại điểm bán (POS), thanh toán trực tuyến,…
IV. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến
1. Thanh toán điện tử bằng thẻ
Thanh toán điện tử bằng thẻ chiếm đến hơn 90% tổng số các giao dịch bằng hình thức thanh toán điện tử. Hình thức thanh toán này mang lại cho người dùng trải nghiệm vô cùng tiện lợi, nhanh chóng. Thanh toán trực tuyến bằng thẻ bao gồm hai loại:
– Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Khi sử dụng hình thức này, bạn cần có một trong số các loại thẻ thanh toán quốc tế như: Visa, Master, American Express, JCB,… Các thẻ thanh toán quốc tế này có thể thanh toán trên hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
– Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Tuy chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam nhưng đây là hình thức thanh toán khá phổ biến ở nước ngoài. Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ do các ngân hàng, tổ chức nội địa phát hành.
2. Thanh toán qua ví điện tử
Thanh toán bằng ví điện tử là một trong số những hình thức thanh toán điện tử được người Việt ưa chuộng hàng đầu. Với hình thức thanh toán này, người dùng có thể nạp tiền vào ví thông qua cách chuyển khoản, liên kế với tài khoản ngân hàng hoặc nộp tiền mặt. Thông thường, chi phí thanh toán cho các giao dịch thông qua ví điện tử khá thấp hoặc miễn phí.
3. Thanh toán qua điện thoại thông minh
Với sự ra đời của nền kinh tế số hoá cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đa số ai trong chúng ta cũng đang dần quen thuộc với chiếc smartphone bên người mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết bao gồm: các nhà cung cấp dịch vụ: Ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng, người tiêu dùng.
Với hình thức thanh toán này, người dùng không cần phải mang theo tiền mặt để thanh toán mà chỉ cần thanh toán trực tuyến thông qua chiếc smartphone của mình với dịch vụ Mobile Banking. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương thức thanh toán này là chỉ có thể thực hiện trên điện thoại thông minh.
4. Thanh toán qua các cổng thanh toán điện tử
Thanh toán qua các cổng thanh toán điện tử có thể được hiểu là một hệ thống phần mềm trung gian dùng để kết nối người bán, người mua với ngân hàng để hỗ trợ và thực hiện dịch vụ thu và chi cho khách hàng có tài khoản tín dụng ở ngân hàng. Mục đích của cổng thanh toán điện tử là việc giao dịch nhanh chóng, nhận và chuyển tiền ngay.
Một số cổng thanh toán điện tử phổ biến tại Việt Nam: Smartlink & Banknetvn, OnePay, PayPal,…
V. Một số hạn chế khi sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử
Ngoài những lợi ích cho người dùng như nhanh chóng, tiện lợi,… thì thanh toán điện tử cũng mang lại khá nhiều rủi ro tiềm tàng. Đầu tiên, các thông tin của chủ tài khoản, chủ thẻ có thể dễ dàng bị kẻ gian đánh cắp nếu tiến hành thanh toán trên các website giả mạo, lừa đảo.
Thêm vào đó, bạn có thể sẽ mất tiền nếu gặp trục trặc hệ thống. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của hình thức thanh toán mà mình đang sử dụng để được hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng. Khi mua bán, bạn cần chú ý kiểm tra thông tin, xác thực tài khoản của người mua để tránh nguy cơ bị lừa đảo, trục lợi do người khác sử dụng thẻ, tài khoản giả để giao dịch.
VI. Quy trình thanh toán điện tử trên website Thế Giới Di Động
– Bước 1: Truy cập vào website của Thế Giới Di Động để tiến hành chọn sản phẩm cần mua và đặt hàng.
– Bước 2: Nhập địa chỉ nhận hàng và các thông tin được yêu cầu.
– Bước 3: Lựa chọn phương thức thanh toán mà bạn mong muốn. Bạn có thể chọn các phương thức thanh toán như: tiền mặt, qua thẻ ATM nội địa (có Internet Banking), thẻ Visa/Master/JCB, qua VNPAY QR, ví điện tử MoMo, ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.
– Bước 4: Hoàn tất các thông tin và đặt hàng.
VII. Quy trình thanh toán điện tử trên website Điện Máy Xanh
– Bước 1: Truy cập vào website của Điện máy XANH để tiến hành chọn sản phẩm cần mua và đặt hàng.
– Bước 2: Nhập địa chỉ nhận hàng và các thông tin được yêu cầu.
– Bước 3: Lựa chọn phương thức thanh toán mà bạn mong muốn. Bạn có thể chọn các phương thức thanh toán như: tiền mặt, qua thẻ ATM nội địa (có Internet Banking), thẻ Visa/Master/JCB, qua VNPAY QR, ví điện tử MoMo, ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab.
– Bước 4: Hoàn tất các thông tin và đặt hàng.
Xem thêm:
– Kinh doanh điện tử (E-business) là gì? Xu hướng việc làm hiện nay
– Hợp đồng thương mại điện tử là gì? Đặc điểm và giá trị pháp lý
– Hạch toán kế toán là gì? Cách định khoản hạch toán trong kế toán
Trên đây là bài viết về thanh toán điện tử cùng ưu, nhược điểm của cách thức thanh toán này. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn thêm thông tin cũng như biết rõ hơn về xu hướng việc làm hiện nay. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết đến nhiều người hơn nếu bạn cảm thấy những thông tin này bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_toán_điện_tử
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thanh toán điện tử là gì? Ưu nhược điểm đối với doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.