Bạn đang xem bài viết Thờ cúng người chết trẻ nên chú ý điều gì? tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thờ cúng người chết là một nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, được coi là cách để tôn vinh, cảm tạ và chia sẻ nỗi đau của người thân đã qua đời. Trong đó, thờ cúng người chết trẻ là một chủ đề nhạy cảm và đầy xúc động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thờ cúng đúng cách và cần lưu ý những điều gì để tránh gây xui xẻo cho gia đình và người chết. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lưu ý trong việc thờ cúng người chết trẻ.
Thờ cúng gia tiên là một việc tốt nhằm thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng đến người thân trong nhà đã khuất. Mong rằng sự dâng cúng của người còn sống sẽ giúp linh hồn của người mất sớm siêu sớm. Thế nhưng thờ cúng người chết trẻ không cẩn thận rước họa, xui xẻo vào nhà. Bởi theo tâm linh, vong hồn của người trẻ thường quậy phá, không chịu đầu thai nếu gia đình thờ cúng không đúng.
Thế nào là bà cô ông mãnh (người chết trẻ)
Bà cô ông mãnh là người không may gặp nạn tử vong ở độ tuổi còn rất trẻ. Vì còn quá trẻ nên họ chưa có gia đình riêng của mình, chưa có chồng hoặc vợ, cũng chưa có con để thờ cúng. Do đó trách nhiệm hương khói phải nhờ đến ba mẹ hoặc người thân nhất trong gia đình.
Nếu người mất có hưởng một phần tài sản mà gia đình để lại thì người nào hưởng phần đó sẽ nhận trách nhiệm thờ cúng và giỗ người trẻ mất này. Tiêu biểu nhất là những người chiến sĩ hi sinh ở chiến trường ngày xưa, lúc này đa phần người chết đều là người trẻ tuổi đều chưa có vợ con/ chồng con gì cả.
Trường hợp người chết trẻ dưới tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi), gia đình tốt nhất không nên lập bàn thờ. Nếu có lập chỉ nên để một bức ảnh đặt ở góc nhà nào đó. Tuyệt đối không làm trang trọng, nếu không linh hồn của người chết trẻ này vương vấn gia đình. Cứ ở lại trần gian hưởng lộc gia đình thờ cúng mà không chịu đầu thai. Điều này hoàn toàn không tốt cho người còn sống lẫn linh hồn của người chết.
Có cần lập bàn thờ cúng bà cô ông mãnh không?
Tùy theo độ tuổi của người chết trẻ bao nhiêu mà việc lập bàn thờ cúng có nên hay không. Chẳng hạn như người chết trẻ hi sinh ở chiến trường ngày xưa. Thì việc lập bàn thờ cúng trong nhà hoàn toàn nên. Một mặt để tưởng nhớ đến công lao của người chết đã hi sinh cho tổ quốc cho đồng bào. Một mặt để bày tỏ lòng thương nhớ đến người mất.
Thế nhưng với người chết trẻ quá trẻ (>18 tuổi), gia đình tốt nhất không lập bàn thờ cúng trong nhà. Đặc biệt là những người chết trẻ vì tai nạn giao thông hoặc tai nạn nước hoặc điện giật,.. càng không nên thờ cúng trong nhà.
Nếu người thân quá thương nhớ người chết trẻ, người còn sống hãy đặt một chén cơm hoặc bánh,… bên cạnh mình mỗi khi mình ăn uống gì đó. Đây là một cách tưởng nhớ và dâng cúng cho người chết trẻ.
Bởi theo tâm linh, vong hồn của người chết trẻ gặp nạn bất ngờ thường rất quậy phá. Nếu gia đình lập bàn thờ cúng trong nhà và dâng hương khói đầy đủ khiến linh hồn người mất không được đi đầu thai. Cứ thích ở lại trần gian để hưởng lộc mà gia đình gửi cho.
Thờ cúng người chết trẻ cần lưu ý gì?
Nếu gia đình bạn là người chết trẻ chưa chồng con/ vợ con gì hết thì hãy chú ý đến việc lập bàn thờ cúng như sau. Dẫu biết rằng thờ cúng là việc tốt, thế nhưng thờ cúng người chết trẻ lại khác. Không kẻo tốt đâu chưa thấy đã thấy nạn tai, xui xẻo.
Vị trí đặt bàn thờ
Với người chết trẻ, bạn tuyệt đối không chọn vị trí đặt bàn thờ ngang bằng với bàn thờ gia tiên. Xét theo lứa tuổi và cấp bậc trong gia đình mà chọn vị trí đặt bàn thờ cho người chết trẻ. Chẳng hạn như người chết trẻ hi sinh vì bảo vệ đất nước thì được đặt ở một góc của nhà trên, phòng khách. Còn nếu người chết trẻ là con cháu thì đặt ở một góc ở nhà sau.
Bàn thờ bà cô ông mãnh gồm những gì?
Bàn thờ cúng người chết trẻ không nên bày trí cầu kỳ, càng đơn giản càng tốt. Trên bàn thờ bà cô ông mãnh chỉ cần một bức ảnh của người mất và một bát hương để cấm hương là được. Song đó gia đình hoặc người cúng không nên chuẩn bị quá nhiều thức ăn ngon hoặc bánh trái. Chỉ cần những món ăn đơn giản là được, càng cầu kỳ càng khiến vong hồn của người chết trẻ không chịu đi đầu thai siêu thoát.
Văn khấn bà cô ông mãnh
Lễ vật dâng cúng bà cô ông mãnh không cần cầu kỳ, cơm canh đạm bạc là được. Sau khi bày trí lên bàn thờ và người cúng đọc văn khấn để cầu bình an, tài lộc cho gia đình.
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm… Con xin phép quan thần linh thổ địa số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố… cho phép con được bốc bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ chồng ( xưng lên ) tại gia. Cho con được thờ cúng (xưng tất cả tên người mất, ngày giỗ an táng ở đâu).
Con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại bà tổ cô, bà cô ông mãnh họ (…), chứng tâm chứng lễ phù hộ co gia đình con (xưng tên mọi người trong gia đình) được mạnh, được khỏe, làm ăn phát tài gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại (năm nay gia đình có ý đình xin làm việc, thi cử, buôn bán gì thì xin từ đầu năm).
Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
Xem thêm: Cách thờ cúng Ông Cóc
Chúng ta vừa theo dõi qua cách thờ cúng người chết trẻ. Gia đình nào có người thân qua đời ở độ tuổi vị thành viên thì hãy chú ý cách thờ cúng. Đừng vì sự thương nhớ của người còn sống dành cho người đã khuất mà lập bàn thờ hoặc dâng cúng lễ vật phạm vào cấm kỵ. Điều này sẽ làm vong hồn của bà cô ông mãnh vương vấn trần gian và không thể nào đầu thai siêu thoát.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm!
Trong văn hóa Việt Nam, thờ cúng người chết là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi thờ cúng người chết trẻ, chúng ta cần chú ý đến những điều sau đây. Đầu tiên, nên thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng những năm tháng ngắn ngủi của họ trên đời. Tiếp đó, cần giữ sự tương tác chặt chẽ với hồn linh của người đã mất và cho họ cảm thấy gắn bó với gia đình. Cuối cùng, cần phát triển thêm các hoạt động đáng yêu để tưởng nhớ người đã mất, giúp gia đình và bạn bè tìm thấy sự an ủi và niềm tin. Thờ cúng người chết trẻ là một định nghĩa sâu sắc về cuộc sống của chúng ta, và nên được giữ gìn và tôn trọng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thờ cúng người chết trẻ nên chú ý điều gì? tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Thờ cúng người chết trẻ
2. Lễ cúng người chết trẻ
3. Quan niệm về thờ cúng người chết trẻ
4. Chất lượng sản phẩm cúng tại lễ cúng
5. Cách trang trí lễ cúng người chết trẻ
6. Hình thức thờ cúng người chết trẻ
7. Ý nghĩa của lễ cúng người chết trẻ
8. Tâm lý sau khi mất trẻ sơ sinh và cách thờ cúng
9. Lưu ý khi thờ cúng người chết trẻ
10. Thế nào là thờ cúng người chết trẻ đúng cách.