Tình trạng mất điện có thể khiến các gia đình rơi vào thế bị động, gặp nhiều phiền toái. Để khắc phục tình trạng này, máy phát điện dự phòng là giải pháp thay thế tốt nhất. Trên thị trường có rất nhiều loại máy phát điện để người tiêu dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Tiêu chí lựa chọn máy phát điện phù hợp
+ Công suất phù hợp
Công suất máy phát phải lớn hơn công suất tiêu thụ, không bao giờ bằng hoặc nhỏ hơn để tránh gây quá tải. Nên mua máy có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10 – 25% để kéo dài tuổi thọ và tăng độ bền cho thiết bị.
Nếu chỉ sử dụng với mục đích thắp sáng như đèn điện, quạt hay tivi thì nên chọn máy có công suất vừa và nhỏ, từ 2-4 kW. Nếu sử dụng các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn như điều hòa hay máy lạnh thì nên chọn máy có công suất lớn hơn, từ 4-6 kW.
+ Theo nhiên liệu sử dụng
Có 2 loại máy phát điện phổ biến là máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu diesel.
Máy phát điện chạy xăng hoạt động êm ái, không gây tiếng ồn, dễ sử dụng, nhiên liệu dễ tìm mua hơn. Dòng sản phẩm này cũng cần ít vốn đầu tư ban đầu, thích hợp sử dụng ở những khu vực ít bị mất điện. Trong khi đó, máy phát điện chạy dầu diesel có độ bền cao, ít tiêu hao nhiên liệu, giá dầu lại rẻ hơn giá xăng. Do đó, dòng sản phẩm này thích hợp sử dụng ở những nơi bị mất điện.
+ Nguồn điện của gia đình
Nếu tất cả các thiết bị trong gia đình đều sử dụng nguồn điện 1 pha thì nên chọn máy phát điện 1 pha, kể cả khi nguồn điện lưới là 3 pha. Do máy phát điện 3 pha thường có công suất nhỏ nên khi sử dụng dễ bị lệch pha dẫn đến không hoạt động.
+ Vị trí đặt máy phát điện
Máy phát điện phải được đặt ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt. Không đặt máy phát điện trong nhà khi đang hoạt động vì sẽ dễ gây ngộ độc khí thải trong quá trình sử dụng. Nên nối thiết bị sử dụng trực tiếp với nguồn điện của máy để không tốn nhiên liệu, đồng thời tránh quá tải.
Khởi động máy phát điện
Bước 1: Đầu tiên, đặt tay quay lên trục khởi động.
Bước 2: Sau đó, xoay cần giảm áp lên trên và xoay cần khởi động.
Bước 3: Khi động cơ bắt đầu quay, bạn nhả tay quay mạnh hơn, lúc đó máy phát điện sẽ khởi động.
Bước 4: Cuối cùng bạn đợi cho tay quay tách khỏi hệ thống máy, lưu ý không được nhả tay quay khi động cơ đang nổ máy.
Cho máy phát điện chạy không tải khoảng 5 – 10 phút sau đó tra dầu đầy đủ vào các bộ phận của máy. Khi máy chạy không tải, bạn cần kiểm tra kỹ chỉ báo dầu. Nếu đèn báo dầu vẫn đỏ hoặc bộ lọc không khí bốc khói, bạn phải tắt động cơ ngay lập tức. Khi máy đang chạy phát hiện có tiếng nổ lạ, điện có dấu hiệu yếu hãy tắt nguồn và điều chỉnh lại gió.
Tắt máy phát điện
Bước 1: Đầu tiên, rút tất cả các thiết bị điện ra khỏi máy phát điện.
Bước 2: Tắt máy và quan sát xem đồng hồ có còn hiển thị không. Trong trường hợp nó không còn hiển thị, hãy tắt nó đi và rút chìa khóa. Nếu bạn không làm theo quy trình trên, pin của bạn sẽ nhanh hết, gây thêm chi phí.