Bạn đang xem bài viết Tổng hợp bài test nhân viên nhân sự đầy đủ cho doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tuyển dụng luôn là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp. Họ luôn tìm tòi những phương thức để công việc tuyển dụng đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng bài test nhân viên nhân sự để nâng cao kết quả tuyển dụng của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp đầy đủ bài nhân viên nhân sự của doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
I. Bài test tuyển dụng nhân sự là gì?
Bài test nhân sự được hiểu là các bài kiểm tra được sử dụng trong quy trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Chúng thường được dùng trong quá trình chọn lọc ứng viên, khi họ tham gia/ vượt qua vòng đơn. Dựa vào kết quả những bài test này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được ứng viên có phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không.
II. Lợi ích khi sử dụng các bài test tuyển dụng
– Giảm rủi ro từ nhận định chủ quan: đây là cách giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách khách quan nhất. Bởi lẽ, sẽ có trường hợp: ứng viên vượt qua các vòng phỏng vấn khắt khe nhưng lại không đạt hiệu quả công việc cao khi vào làm tại doanh nghiệp. Sự thật này không phủ nhận năng lực hay kinh nghiệm của người phỏng vấn, mà ngược lại, việc kết hợp những quan sát, đánh giá chủ quan với kết quả bài test sẽ hỗ trợ các nhà tuyển dụng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng hơn. Do vậy, để thiểu rủi ro từ nhận định chủ quan thì nhà tuyển dụng nên cân nhắc sử dụng bài test trong tuyển dụng.
– Đánh giá ứng viên toàn diện nhất: bên cạnh những thông tin mang tính lý thuyết được ghi ở trên CV, để lựa chọn được người phù hợp, doanh nghiệp cũng cần đánh giá khả năng thực hành, ứng dụng kiến thức của ứng viên. Điều này chỉ được bộc lộ rõ qua những bài kiểm tra đánh giá. Hơn thế, kết quả bài test cũng giúp nhà tuyển dụng suy luận được những thông tin đáng giá, những điều mà ứng viên không muốn thể hiện ra. Từ bài kiểm tra nhân sự, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn đa chiều về ứng viên và đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
– Nâng cao kết quả tuyển dụng: kết quả của công việc tuyển dụng không dừng lại ở việc tìm được người có năng lực làm việc mà người đó còn phải phù hợp với văn hoá doanh nghiệp, có các kỹ năng mềm cần thiết,… Ngoài việc phỏng vấn, bài test sẽ là phương phức hữu hiệu ứng cho viên thể hiện bản thân. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả đánh giá của mình, doanh nghiệp có thể cân nhắc về việc áp dụng bài kiểm tra nhân sự.
– Tiết kiệm chi phí tuyển dụng: chi phí tuyển dụng sẽ được tối ưu khi nhà tuyển dụng áp dụng hình thức đánh giá năng lực ứng viên thông qua các bài test online trước khi phỏng vấn trực tiếp. Các bài test online có thể là bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách, test EQ, test IQ, bài kiểm tra kiến thức chung,… Kết quả kiểm tra sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tổng quan về chân dung ứng viên. Sau quá trình chọn lọc khắt khe, nhà tuyển dụng sẽ tìm ra được những ứng viên sáng giá hơn cả. Và nhờ đó, họ sẽ tiết kiệm được thời gian liên hệ, kinh phí tổ chức và sắp xếp cuộc phỏng vấn.
– Kết quả khách quan, công bằng: đây là phương thức gia tăng sự công bằng cho ứng viên. Bởi lẽ kết quả bài kiểm tra không có tính chủ quan của người phỏng vấn. Thông qua điểm bài thi, năng lực của ứng viên sẽ thể hiện một cách chính xác, công bằng nhất.
– Nâng cao thương hiệu tuyển dụng: bởi bài kiểm tra nhân sự có tính công bằng nên kết quả tuyển dụng sẽ đem lại những cảm xúc tích cực cho ứng viên. Thay vì phàn nàn về quy trình tuyển dụng, họ sẽ có sự tôn trọng và hài lòng. Ngoài ra, bài test tuyển dụng nhân sự cũng thể hiện quy trình làm việc chuyên nghiệp của công ty.
III. Các bài test tuyển dụng phổ biến hiện nay
1. Bài kiểm tra năng lực
Bài kiểm tra năng lực là bài đánh giá khả năng tư duy và nhận thức của ứng viên, xét xem họ có đủ những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc hay không. Kết quả bài test giúp doanh nghiệp đánh giá sơ bộ về tốc độ xử lý thông tin và các khía cạnh tư duy, giúp sàng lọc ứng viên một cách nhanh chóng và khách quan, đặc biệt là đối với các kế hoạch tuyển dụng số lượng lớn.
Để đánh giá được khả năng ứng viên một cách chính xác nhất, doanh nghiệp có thể cân nhắc về việc xây dựng bài kiểm tra năng lực có vừa có những kiến thức chuyên ngành vừa có kiến thức liên ngành, kiến thức xã hội,… Khi kết hợp xây dựng như vậy sẽ giúp doanh nghiệp chọn ra ứng viên tài năng nhất.
2. Bài kiểm tra kỹ năng
Đây là bài đánh giá những kỹ năng mềm, thao tác công việc của ứng viên như kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng,… Phương pháp này, mặc dù tốn khá nhiều thời gian nhưng cho phép nhà tuyển dụng sàng lọc những người có CV đẹp mà không thể chứng minh bản thân trong thực tế. Đây cũng sẽ là cơ hội để ứng viên chứng minh năng lực làm việc của mình.
3. Bài kiểm tra tâm lý
Bài kiểm tra tâm lý là kiểm tra, đo lường hành vi, thái độ, cách xử lý của ứng viên trong các tình huống bất ngờ, khi bị đặt dưới áp lực thời gian,… Qua kết quả thu được, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc, văn hoá công ty. Điều này giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian sàng lọc, giảm thiểu rủi ro chọn sai người khi tuyển dụng.
4. Bài kiểm tra tính cách
Đây là phương thức đánh giá hành vi và phân loại nhóm tính cách của ứng viên tại nơi làm việc. Dựa vào bài kiểm tra này, nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ phù hợp của nhân viên với văn hóa doanh nghiệp. Hơn nữa, việc xác định nhóm tính cách của ứng viên cũng là cách để doanh nghiệp tiếp cận và quản lý nhân viên, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng, cũng như có sự định hướng nghề nghiệp, kế hoạch đào tạo, bố trí phân công công việc và xây dựng đội nhóm hiệu quả.
Để nhân viên có thể bộc lộ tính cách trong bài kiểm tra, thay vì xây dựng câu hỏi ở dạng trắc nghiệm, doanh nghiệp có thể cân nhắc về việc để ứng viên đưa ra câu trả lời của riêng mình. Câu trả lời sẽ không có đúng hoặc sai mà nó sẽ thể hiện tính cách của ứng viên.
Là ứng viên đang tìm kiếm bài kiểm tra tính cách, bạn có thể tham khảo một số các bài test sau: The Caliper Profile, The Hogan Personality Inventory (HPI), The DiSC Behavior Inventory, The SHL Occupational Personality Questionnaire, 3E-IP Test (được phát triển bởi tập đoàn en-japan)
5. Bài kiểm tra IQ – EQ
Đây là hai bài kiểm tra được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp. Nếu test IQ là bài kiểm tra về tư duy logic và năng lực trí tuệ thì EQ test chính là bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc của ứng viên.
Bài test IQ sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên có tư duy, có năng lực. Nhà tuyển dụng có thể áp dụng bài kiểm tra này đối với các công việc đòi hỏi sự sáng tạo như: IT, Business Analytics, Digital marketing,…
Còn EQ test sẽ cho nhà tuyển dụng những chỉ số về khả năng cân bằng, tiết chế và điều khiển cảm xúc của một cá nhân. Bài kiểm tra về cảm xúc thường được sử dụng nhiều hơn ở vị trí quản lý. Bởi, công việc quản lý thường có nhiều áp lực, buộc ứng viên phải kiểm soát cảm xúc tốt. Ngoài ra, quản lý với trách nhiệm công việc lớn cũng cần giữ tỉnh táo để luôn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
6. Bài kiểm tra thể lực
Dạng bài này được áp dụng trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định như: nhân viên cứu hỏa, cứu hộ, quân nhân, công nhân xây dựng, biên đạo múa, cảnh sát… để đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, sức bền của ứng viên. Có một lưu ý với ứng viên là các yếu tố như giới tính, tuổi tác,… sẽ có tác động nhất định đến kết quả bài kiểm tra này.
7. Bài thuyết trình
Ở bài kiểm tra này, ứng viên sẽ được yêu cầu thuyết trình về một sản phẩm của công ty hoặc những gì họ biết về công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Bài thuyết trình sẽ chính xác kỹ năng giao tiếp; tác phong làm việc, sự tự tin; khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin; …. của ứng viên. Ứng viên nên tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp hay có thể luyện tập thuyết minh về các sản phẩm của họ.
IV. Rào cản khi áp dụng các bài test tuyển dụng
Doanh nghiệp cũng thường gặp phải khó khăn khi áp dụng các bài test trong tuyển dụng. Có hai rào cản với doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp phải tự lên bài test tuyển dụng nhân sự do không có sẵn các mẫu. Vì phải bỏ chi phí cho việc lên bài kiểm tra tuyển dụng nên các doanh nghiệp sẽ không mấy vui vui vẻ khi chia sẻ các mẫu bài test của mình một cách miễn phí. Nhà tuyển dụng lúc này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, tổng hợp các loại mẫu bài test tuyển dụng.
Ngoài ra, việc áp dụng các bài test tuyển dụng sẽ gây khó khăn cho quá trình tổng hợp dữ liệu và đánh giá ứng viên toàn diện. Bởi, sử dụng bài test đồng nghĩa với việc thêm một bước trong quy trình tuyển dụng. Với số lượng lớn thông tin ứng viên, nhà tuyển dụng có thể dễ gặp sai sót hơn.
Nhà tuyển dụng có thể tối ưu quá trình đánh giá bài kiểm tra bằng các công cụ hỗ trợ như: Google Form, Survey Monkey,… Những công cụ này cũng giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian hơn.
V. Cách tổ chức kiểm tra sàng lọc hiệu quả
1. Tổ chức thi tuyển dụng nhân sự online
Đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng cách thi tuyển nhân sự online. Trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua, việc thi online đã càng phổ biến hơn nữa. Tổ chức online sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được một phần chi phí tuyển dụng và linh hoạt hơn trong khâu tổ chức. Nhà tuyển dụng giờ đây có thể dành thời gian của việc tìm kiếm địa điểm phỏng vấn cho việc thiết kế câu hỏi, chấm điểm và lưu trữ thông tin vào hồ sơ ứng viên.
2. Quản lý thông tin sau khi làm bài test tuyển dụng
Việc làm bài kiểm tra sẽ đem lại sự công bằng cho ứng viên nhưng nhà tuyển dụng lại thường gặp khó khăn khi phải tổng hợp kết quả vào hồ sơ ứng viên tương ứng. Doanh nghiệp sẽ dễ gặp sai sót khi tổng hợp thủ công bằng Excel. Ngoài ra, nếu số lượng thông tin ứng viên lớn thì quy trình tuyển dụng sẽ càng mất nhiều thời gian hơn. Sự ra đời phần mềm quản lý tuyển dụng nhân sự chính là phương pháp tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp. Một phần mềm quản lý tuyển dụng nhân sự thông minh sẽ tự động giúp doanh nghiệp: sàng lọc và gợi ý hồ sơ nhân viên thông qua CV; tổng hợp nhận xét, kết quả thi, phỏng vấn vào hồ sơ ứng viên; đưa ra báo cáo trực quan, thống kê hiệu quả của cả quy trình tuyển dụng; nhập liệu thông tin ứng viên vào phần mềm và quản lý tập trung;…
VI. Bí quyết vượt qua nỗi sợ bài test tuyển dụng
1. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Dù bạn có chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn phong phú đến đâu thì khi phỏng vấn bạn sẽ gặp những câu hỏi bất ngờ, có tính phân loại ứng viên từ phía nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho những câu hỏi đó nhé! Khi bất ngờ nhận một câu bạn chưa có sự chuẩn bị từ trước, bạn không nên lo lắng đâu! Bởi lo lắng sẽ khiến bộ não của bạn mất đi khả năng tập trung suy nghĩ, khiến bạn không thể tìm ra câu trả lời. Thay vào đó, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối diện với những câu hỏi hóc búa, bình tĩnh sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết nhanh hơn!
2. Bình tĩnh và chú ý thời gian
Trong quá trình làm bài kiểm tra, sự lo lắng, mất bình tĩnh cũng sẽ khiến bạn mất thêm thời gian. Một người ứng viên phù hợp sẽ phải có năng lực lập kế hoạch, thiết kế thời gian hợp lý cho các phần kiểm tra. Bởi vậy, nếu không chú ý tới yếu tố thời gian để hoàn thành phần thi thì bạn sẽ khó có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới việc tới đúng giờ phỏng vấn. Vì văn hóa đúng giờ sẽ thể hiện bạn là người chuyên nghiệp. Đến muộn là điều tối kỵ nhưng trong trường hợp bất khả kháng, bạn cũng cần phải liên lạc trước với nhà tuyển dụng, nói rõ lý do đến muộn và mong họ thông cảm. Bạn có thể đến trước buổi 10 -15 phút để giúp bạn củng cố sự tự tin cũng như có thời gian chuẩn bị lại kiến thức, chuẩn bị lại hồ sơ và trang phục của mình.
3. Cẩn thận trong từng chi tiết
Nhà tuyển dụng sẽ tinh ý, đánh giá bạn qua những chi tiết dù là nhỏ nhất nên việc cẩn thận trong từng chi tiết là một điều cần thiết. Trong suốt quá làm bài, việc cẩn trọng sẽ giúp bạn hoàn thành trọn vẹn những câu dễ và có thể tìm ra câu trả lời cho các vấn đề hóc búa. Đức tính này sẽ khiến bạn trở nên nổi bật hơn. Ngoài ra, kết thúc buổi kiểm tra, trước khi ra khỏi phòng bạn nên gửi lời cảm ơn đến họ. Dù kết quả không được như mong muốn thì bạn cũng nên tránh việc có thái độ khó chịu, bất mãn với mọi người ngay tại công ty nhé!
Xem thêm:
– Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
– Tổng hợp bài test nhân viên thủ kho mới nhất và cách trả lời
– Ngành quản trị nhân sự – Khái niệm, vai trò và các vị trí công việc
Câu kết: Mình hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bài test nhân viên nhân sự. Đừng quên để chia sẻ bài viết với mọi người nếu bạn thấy hay và hữu ích nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tổng hợp bài test nhân viên nhân sự đầy đủ cho doanh nghiệp tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.