Mưa sao băng là một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất trong lịch sử loài người mà không phải ai cũng may mắn được chứng kiến. Chúng xuất hiện vào những thời điểm tương tự trong năm khi thiên thạch hoặc đám bụi từ sao chổi va chạm với bầu khí quyển Trái đất.
Mới đây, các nhà khoa học của Đài thiên văn Paris – Pháp hôm qua đã đưa ra dự đoán rằng hôm nay Trái đất sẽ chứng kiến một trận mưa sao băng hoàn toàn mới mang tên Lambda-Sculptorids, sinh ra từ thiên thạch. mảnh vụn từ sao chổi 46P – một ngôi sao vệ tinh của sao Mộc.
Trận mưa sao băng này dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 8h00 đến 12h30 ngày 12/12 theo giờ GMT, tức 3h00 chiều đến 7h30 tối theo giờ Việt Nam. Đông Australia, New Zealand và một số quốc đảo Thái Bình Dương sẽ là những khu vực quan sát tốt nhất hiện tượng kỳ thú này.
Đây là lần đầu tiên 46P gây ra mưa sao băng kể từ khi được phát hiện vào năm 1948. Lần cuối cùng 46P đến gần Trái đất là vào năm 2018. Khi đó, bụi của ngôi sao này gặp phải bầu khí quyển. Tuy nhiên, các mảnh vụn di chuyển với tốc độ thấp hơn bình thường nên không gây ra mưa sao băng (sao băng hay bụi vũ trụ cần có tốc độ tối thiểu trên 260.000 km/h khi va chạm với bầu khí quyển mới gây ra mưa sao băng).
Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO) hôm qua cũng đưa ra thông báo khuyến khích những người yêu thiên văn trên toàn thế giới ghi lại diện mạo của trận mưa sao băng này và gửi cho họ. thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu.