Trung Quốc lắp đặt đoạn cuối của đường hầm dưới biển dài 6.845m ở Khu Vịnh Lớn, tỉnh Quảng Đông, hôm 11/6 .
Sự kiện ngày 11 tháng 6 đánh dấu việc hoàn thành lắp đặt đường hầm ở cả hai đầu, theo Tập đoàn Truyền thông Quảng Đông. Đây là đường hầm ống bê tông vỏ thép dưới biển dài nhất và rộng nhất thế giới , cho phép các phương tiện chạy hai chiều với 8 làn xe, nằm trong dự án kết nối xuyên biển Thâm Quyến – Trung Sơn dài 24 km. theo CGTN.
Đường hầm của dự án gồm 32 ống, mỗi ống tiêu chuẩn dài 165 m, nặng 80.000 tấn. Chúng được vận chuyển dọc theo Kênh Lingdingyang bằng Yihangjinan-1, một con tàu được thiết kế đặc biệt.
Yihangjinan-1 hiện là tàu lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới để vận chuyển và lắp đặt đường ống dưới biển, với công suất lắp đặt cao nhất, độ chính xác vị trí cao nhất và hoạt động hiệu quả nhất. Tàu giúp tăng hơn gấp đôi hiệu quả vận chuyển và lắp đặt đường ống so với công nghệ truyền thống. Ngoài vận chuyển và nối ống, một số công đoạn quan trọng khác của quá trình thi công đường hầm dưới biển là xử lý nền móng, bao gồm đào hào, xử lý và san lấp mặt bằng.
Các ống tiêu chuẩn dưới nước được thả từ đáy tàu vào đúng vị trí, thẳng hàng với các ống khác. Mô-đun ống cuối cùng, E23, yêu cầu quá trình chế tạo trước phức tạp và có các mối nối cơ học. Khi ống E23 đã được đặt đúng vị trí, kích thủy lực sẽ đẩy khớp gắn với E23 ra ngoài, nối nó với đầu cuối của ống E24.
Tàu thiết kế đặc biệt dùng để vận chuyển đường ống ngầm cuối cùng vào ngày 8/6. (Ảnh: CFP).
“Đường hầm dưới biển của Hành lang Thâm Quyến-Trung Sơn sử dụng các ống đúc sẵn và có hình dạng như một ngăn kéo khổng lồ. Bằng cách này, chúng tôi có thể tận dụng tối đa thiết bị, giảm rủi ro xây dựng và đảm bảo độ tin cậy của dự án sau khi hoàn thành”, Zhong Huihong cho biết , phó giám đốc Trung tâm quản lý liên kết Thâm Quyến-Trung Sơn.
Tuyến đường kết nối Thâm Quyến – Trung Sơn sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Khu vực vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao. Những cây cầu, đảo nhân tạo và đường hầm của dự án tạo thành một hệ thống giao thông trên và dưới nước được coi là một trong những dự án xuyên biển khó khăn nhất thế giới. Dự kiến tuyến đường sẽ thông xe vào năm 2024, giúp giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố từ khoảng 2 giờ xuống còn 30 phút.
- Vì sao không nên sử dụng giấy vệ sinh trên máy bay?
- Nóng thế này sao người châu Âu không lắp điều hòa?
- Tại sao đọc sách trên ô tô lại dễ bị say tàu xe?