Bạn đang xem bài viết Tỷ lệ nhấp (CTR) là gì? Cách để tăng CTR trong AdWords và SEO tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tỷ lệ nhấp CTR là yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đến AdWords và SEO. Nếu muốn tìm hiểu CTR là gì, tầm quan trọng, cách cải thiện chỉ số CTR thì đừng bỏ qua bài viết này. Dưới đây sẽ là bài giải thích chi tiết, đồng thời chỉ ra những lưu ý khi cần biết về chỉ số CTR. Cùng theo dõi nhé!
Có thể bạn chưa biết:SEO Content là gì?
I. Tỷ lệ nhấp (CTR) là gì?
1. Định nghĩa
Tỷ lệ nhấp hay CTR là viết tắt của từ Click through rate, là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ tần suất những người nhìn thấy và nhấp vào quảng cáo hay trang của bạn. CTR có thể dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của một bài quảng cáo hay một từ khóa trên trang.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:
– Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh
– Nhân viên Digital Marketing
– Nhân viên Phát Triển Kênh Bán Hàng Online
2. Công thức tính CTR
Tỷ lệ nhấp CTR được tính theo công thức số lượt nhấp/số lượt hiển thị. CTR càng cao nghĩa là quảng cáo, website của bạn được nhiều người nhìn thấy và quan tâm. Thông qua, CTR bạn sẽ đánh giá được quảng cáo hay website nào đang mà về hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cũng thống kê được từ khóa hay quảng cáo nào cần cải thiện để đem lại hiệu quả cao hơn.
Một chỉ số CTR tốt phụ thuộc vào ngành hàng, chiến dịch và kênh bạn sử dụng.
– Đối với tìm kiếm trả tiền của AdWords, CTR cho tìm kiếm từ 2% trở lên sẽ được đánh giá tốt. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì tìm kiếm cần có CTR đạt 4-5% và hiển thị đạt 0,5-1%, tỷ lệ nhất càng cao càng tốt.
– Ngược lại, đối với quảng cáo trên Facebook, CTR chỉ cần đạt 0,9% đã được đánh giá tốt.
II. Tầm quan trọng của CTR
Thông qua việc đặt CTR của một chiến dịch trong bối cảnh của một chiến dịch khác, bạn sẽ biết được tính hiệu suất chiến dịch đem lại. Đồng thời, so sánh được hiệu suất giữa hai chiến dịch, từ đó rút ra được những yếu tố phải có để đem lại kết quả tốt hơn.
Sử dụng CTR để so sánh mức độ hiệu quả của các kênh truyền thông cũng là cách mà nhiều Marketer sử dụng. Số liệu sau mỗi chiến dịch trả về từ các kênh bạn sẽ dễ dàng rút ra được nên ưu tiên sử dụng kênh nào để tăng hiệu quả.
CTR giúp việc kiểm tra chất lượng người tiếp cận để phân bổ chi phí cho hợp lý. Vậy nên, người chạy quảng cáo khi nhìn vào tỷ lệ nhấp có thể điều chỉnh chi phí cho phù hợp với mỗi chiến dịch và mỗi kênh để có thể tối ưu chi phí được tốt nhất.
Một lưu ý là tỷ lệ lượt nhấp cao không quyết định tỷ lệ chuyển đổi cao, vậy nên, tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch mà bạn sẽ linh động hơn trong việc thúc đẩy, gia tăng các chỉ số.
III. Chỉ số CTR và điểm chất lượng
Điểm chất lượng được tính dựa trên hiệu suất tổng hợp của 3 yếu tố là CTR dự kiến, mức độ liên quan của quảng cáo và trải nghiệm trang đích. Do đó, AdWords và SEO sử dụng chỉ số CTR để xác định chất lượng của quảng cáo và website.
Với tỷ lệ nhấp vào mỗi quảng cáo sẽ xác định được mức độ tương tác, từ đó rút ra được tính hiệu quả, sự hữu ích của nội dung đối với người dùng.
IV. Cách để cải thiện chỉ số CTR
1. Đối với SEO
– Nghiên cứu kỹ từ khóa: Từ khoá là một thành phần quan trọng khi nhắc đến SEO và việc nghiên cứu từ khóa đối với một website là việc phải làm. Đặc biệt, với các trang blog, một từ khóa được nhiều người tìm kiếm sẽ giúp cải thiện traffic cho website đáng kể. Traffic tăng kéo theo số lượt hiển thị tăng, từ đó kết hợp với chất lượng nội dung và lời kêu gọi hành động để cải thiện chỉ số CTR.
– Meta Description hiệu quả: Là phần khách hàng nhìn thấy đầu tiên khi tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Một thẻ Meta Description cần phải cung cấp đầy đủ thông tin chính đến người đọc, những thông tin đủ hấp dẫn để người đọc nhấp vào. Tuy nhiên, chỉ nên tóm gọn nội dung trong 160 ký tự để thông tin được tối ưu nhất.
– Thực hiện “dữ liệu có cấu trúc”: Được biết đến là thành phần chính tạo nên nội dung cho website, dữ liệu cấu trúc giúp website dễ dàng được tìm thấy hơn. Một thông tin dễ dàng được mọi người tìm thấy sẽ giúp gia tăng chỉ số CTR vượt ngoài mong đợi.
– Thêm hình ảnh cho các bài viết: Hình ảnh giúp bài viết của bạn phong phú hợp, thông qua hình ảnh có thể truyền tải toàn bộ nội dung của bài viết. Vậy nên hình ảnh cũng góp phần cải thiện của số CTR, đặc biệt khi đăng nên các trang mạng xã hội, tương tác người dùng sẽ tăng lên đáng kể.
– Sử dụng URL thân thiện với người dùng: Một URL thân thiện với người dùng nên có chứa từ khoá, bởi vì, nó sẽ kích thích hành động khách hàng khi xuất hiện trong bản xem trước.
– Định dạng tiêu đề đơn giản: Rất nhiều doanh nghiệp đang đặt tiêu đề quá dài khiến cho hiển thị khi tìm kiếm không được tối ưu nhất, dẫn đến việc không thuyết phục được người khác nhấp vào xem. Vậy nên, để cải thiện chỉ số CTR bạn nên định dạng tiêu đề đơn giản, có độ dài phù hợp, xoá bớt những thành phần không cần thiết như thương hiệu, tên website.
– Địa phương hóa nội dung bài viết: Đây là cách thuyết phục những người dùng trong khu vực nhấp vào bài viết của bạn tốt nhất. Cùng với việc địa phương hóa nội dung bạn có thể kết hợp thêm Local SEO để xâm nhập vào thị trường ngách, tăng khả năng hiển thị trong khu vực, cải thiện lượt nhấp.
– Các bài đăng có cấu trúc dạng liệt kê: Đây là dạng bài viết giúp cải thiện CTR rất hiệu quả. Những bài này thường có thông tin đầy đủ, nội dung cô đọng và giúp cho người đọc có cảm hứng hơn khi đọc những bài này.
– Kiểm tra tiêu đề trên Social Media: Việc chia sẻ bài viết trên website lên các trang mạng xã hội sẽ giúp cải thiện lượt hiển thị và truy cập. Vậy nên, đừng bỏ qua bước kiểm tra tiêu đề trên Social Media, đảm bảo có đủ hấp dẫn để kích thích người đọc nhấp vào bài viết.
– Sử dụng Google AdWords để xem trước: Google AdWords là dịch vụ thương mại của Google, việc sử dụng nó để xem trước sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng của bài viết trước khi đăng. Ngoài ra, bạn có thể xem trước các thông số và phân tích chúng bằng Google AdWords.
– Xác định các trang có CTR cao nhất và thấp nhất: Bạn có thể sử dụng Google Analytics để kiểm tra xem trang nào đang có CTR cao nhất và thấp nhất. Thông qua các kết quả nhận được bạn sẽ biết mình nên phát huy và khắc phục những điểm nào để chỉ số CTR được cải thiện.
– Tối ưu hóa tốc độ website: Tốc độ website là một trong những yếu tố quyết định khách hàng có tiếp tục theo dõi trang của bạn hay không, khi khách hàng có trải nghiệm trên trang không tốt họ sẽ bỏ đi. Ngoài ra lượt click cũng chỉ được tính khi trang tải xong, vì vậy, việc tối ưu tốc độ website rất quan trọng. Muốn cải thiện chỉ số CTR thì bạn phải ưu tiên cải thiện tốc độ website.
2. Đối với quảng cáo AdWords
– Nghiên cứu từ khóa liên quan: Với những từ khóa được nhiều quan tâm, nếu biết cách bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng và cải thiện chỉ số CTR của chiến dịch. Sử dụng những từ khóa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ các quảng cáo AdWords sẽ đem về kết quả như mong đợi.
– Hướng đến đúng đối tượng: Việc hướng đến đúng đối tượng sẽ giúp bài quảng cáo Adwords của bạn tiếp cận đúng người, từ đó tỷ lệ nhấp sẽ được cải thiện. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.
– Nội dung quảng cáo sáng tạo: Một quảng cáo AdWords cần được đầu tư thời gian và công sức về mặt nội dung để đem đến chất lượng tốt nhất. Quảng cáo đã quá gần gũi với người dùng, vì vậy nếu nội dung của bạn không đủ sáng tạo, khác lạ so với những đối thủ khác trên thị trường thì rất khó để cạnh tranh với họ.
– Tăng cảm xúc của người đọc: Cảm xúc quyết định rất nhiều đến hành động của một người. Khi đọc một nội dung tạo được cảm xúc, họ sẽ dễ dàng nhấp vào nội dung và ra quyết định mua hàng. Mỗi cảm xúc đưa ra sẽ thôi thúc người dùng hành động khác nhau, vậy nên bạn cần chọn lọc khi muốn tăng cảm xúc cho người đọc.
– Sử dụng con số trong tiêu đề: Trong tiêu đề có sử dụng các con số sẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung ra nội dung chính của trang. Vì vậy, việc sử dụng con số trong tiêu đề sẽ giúp thu hút người đọc, người xem, số lượng người dùng nhìn thấy và nhấp vào các mẫu quảng cáo sẽ tăng lên.
– Tận dụng tính năng có trên nền tảng: Đối với Google AdWords cho phép bạn mở những tiện ích quảng cáo nâng cao như thêm số điện thoại, địa chỉ, đánh giá. Hay cho phép bạn có thêm những lời kêu gọi hành động, qua đó, gia tăng tỷ lệ lượt nhấp vào các quảng cáo.
– Cung cấp các gói ưu đãi hấp dẫn: Ưu đãi, khuyến mãi luôn tác động rất mạnh mẽ đến hành vi người dùng. Chỉ cần có hứng thú, nhìn thấy ưu đãi thì tỷ lệ nhấp vào quảng cáo của khách hàng sẽ tăng lên và nó cũng gia tăng khả năng chuyển đổi.
3. Tối ưu trên Facebook
– Tập trung vào đối tượng mục tiêu: Xác định được đối tượng mục tiêu và tập trung vào đối tượng giúp bạn tỷ lệ tiếp cận và lượng chuyển đổi không bị chênh lệch nhau quá nhiều. Khi tập trung vào đúng đối tượng bạn sẽ tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp. Không nên cố gắng làm hài lòng tất cả người dùng mà nên tạo ra quảng cáo phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu có khả năng chuyển đổi cao.
– Sáng tạo nội dung phù hợp sản phẩm: Với những thông điệp phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu sẽ dễ dàng thuyết phục họ ra quyết định mua hay hành động đăng ký. Việc cập nhật xu hướng cho sản phẩm giúp tạo ra những nội dung thú vị, tuy nhiên, nên có sự chọn lọc để chọn ra những nội dung phù hợp với sản phẩm.
– Sử dụng lời kêu gọi hành động: Một lời kêu gọi hành động – CTA đủ mạnh sẽ thuyết phục được người dùng hành động, phản ứng ngay với nội dung, từ đó cải thiện CTR trên Facebook.
– Gắn các thẻ hashtag có liên quan: Hashtag là một tính năng của Facebook giúp việc tìm kiếm những nội dung của một chủ đề cụ thể đơn giản và nhanh chóng hơn. Một hashtag ngắn gọn có thể tạo ra một hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ, từ đó chỉ số CTR của một chiến dịch được cải thiện.
– Chú ý thời gian và tần suất đăng bài: Đối với Facebook, bạn cần phải lưu ý khung giờ đăng bài để tiếp cận được với nhiều người nhất. Thời gian và tần suất đăng bài trên Facebook có sự ảnh hưởng đến tỷ lệ CTR. Bạn có thể đăng từ 1-3 bài/ngày, đây là tần suất đăng bài được đánh giá tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại.
– Chạy test các mẫu quảng cáo: Việc chạy thử các mẫu quảng cáo sẽ giúp bạn kiểm tra được mức độ hiệu quả và tránh lãng phí chi phí. Thông qua các mẫu quảng cáo chạy thử bạn sẽ biết được mẫu nào phù hợp, có khả năng đem lại tương tác cao, nên điều chỉnh gì để cho ra mẫu quảng cáo tốt nhất để chạy thật.
V. Một số lưu ý cần biết về chỉ số CTR
1. CTR là chỉ số chính
Chỉ số CTR không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến tỷ lệ chuyển đổi nhưng chúng có tác động qua lại với nhau. Một nội dung nhiều người nhìn thấy, đủ sức thuyết phục người đọc, người xem nhấp vào chứng tỏ nội dung đó thú vị và hữu ích. Khi số lượng người tiếp cận cao thì tỷ lệ lượt nhấp càng nhiều, tỷ lệ tương tác, hành động cũng sẽ tăng theo. Từ đó, điểm CTR sẽ được cải thiện.
2. CTR có thể kết hợp cùng các KPI khác
CTR được biết đến là thước đo số lượng người nhấp vào quảng cáo, nội dung của trang, giúp bạn biết mức độ hấp dẫn của quảng cáo, nội dung. Thế nhưng, đây không phải là yếu tố quyết định đến tỷ lệ chuyển đổi. Việc kết hợp chỉ số CTR với các chỉ số KPI khác sẽ giúp bạn có được biết chính xác kết quả của một chiến dịch.
3. CTR và mối quan hệ chặt chẽ với SEO
Chỉ số CTR đóng vai trò rất quan trọng trong SEO, khi nó được biết đến như là một chỉ số đánh giá xếp hạng website uy tín. Một website có chỉ số CTR cao là minh chứng rõ ràng cho sự uy tín và chất lượng của trang. Những website được người dùng đánh giá cao chắc chắn các công cụ tìm kiếm cũng sẽ ưu ái cho những vị trí cao.
4. CTR trung bình trong AdWords
Mỗi ngành khác nhau và giai đoạn khác chỉ số này cũng sẽ có sự chênh lệch. Chỉ số CTR trung bình trong AdWords hiện nay khoảng 1,91% đối với quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising) và 0,35% đối với quảng cáo hiển thị (Display Advertising).
Đối với quảng cáo tìm kiếm, khi người dùng chủ động tìm kiếm những từ khóa liên quan đến vấn đề họ đang tìm hiểu thì tỷ lệ lượt nhất sẽ tăng lên. So sánh chỉ số CTR trung bình ở trên bạn sẽ dễ dàng nhận ra được có sự chênh lệch khi quảng cáo tìm kiếm cao hơn rất nhiều quảng cáo hiển thị.
Đối với quảng cáo hiển thị, chỉ số CTR trung bình sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố vị trí quảng cáo trên trang, kích thước và phương tiện truyền thông. Vậy nên chỉ với một thay đổi nhỏ các yếu tố trên chỉ số CTR của quảng cáo hiển thị sẽ có những cải thiện đáng kể.
5. CTR cao có gây hại cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp luôn kỳ vọng có CTR cao, bởi đối với việc truyền thông và kinh doanh tỷ lệ lượt nhấp càng cao càng tốt. Tuy nhiên, với những ngành hàng đặc thù, tỷ lệ lượt nhấp cao nhưng lại không thể đem về kết quả, tạo ra doanh thu thì đó là điều không nên.
Để CTR không gây hại đến doanh nghiệp bạn nên biết rằng, với những từ khóa không phù hợp sẽ khiến cho người dùng nhấp vào sau đó rời đi ngay vì sản phẩm, dịch vụ không đúng với nhu cầu. Chi phí phải trả cho mỗi lượt nhấp cao quá mức quy định nhưng không đem lại tỷ lệ chuyển đổi. Vì vậy, bên cạnh việc tập trung cải thiện chỉ số CTR bạn cũng cần lưu ý thêm tỷ lệ chuyển đổi ra kết quả.
Xem thêm:
– CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI đơn giản
– KPI là gì? Phân loại và các bước xây dựng chỉ số KPI hiệu quả
– OKR là gì? Các bước xây dựng và triển khai chiến lược OKR hiệu quả
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về tỷ lệ nhấp CTR. Đừng quên chia sẻ và lại bình luận suy nghĩ của bạn về chủ đề này. Cảm ơn các bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại ở những bài viết sau.
Nguồn tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Click-through_rate
https://directiveconsulting.com/click-through-rate/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tỷ lệ nhấp (CTR) là gì? Cách để tăng CTR trong AdWords và SEO tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.