Nhiễm virus HPV là tình trạng nhiễm bệnh lây qua đường tình dục phổ biến, có khả năng gây u nhú ở người. Cùng tìm hiểu rõ hơn về virus HPV qua bài viết sau đây.
Hầu như bất cứ ai cũng có thể mắc virus HPV một lần trong đời và thường ít dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng cũng có một số chủng gây ung thư cổ tử cung.
Vậy virus HPV là gì và làm thế nào để phòng tránh nhiễm virus này một cách tốt nhất? Hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu thêm nhé.
Virus HPV là gì? Có bao nhiêu chủng?
HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus, một loại virus lây lan phổ biến qua đường tình dục hoặc tiếp xúc với da của người bệnh.
Các nhà nghiên cứu sinh học đã chỉ ra hơn 100 loại virus HPV tồn tại gây u nhú, trong đó có khoảng 40 loại nguy hiểm, gây ra các bệnh về sinh dục như: cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, trực tràng, dương vật, bìu,…
Các trường hợp mụn cóc sinh dục và u nhú đường hô hấp gây ra bởi HPV loại 6 và 11. Đây được coi là virus có nguy cơ thấp, không gây ra ung thư hay các tình trạng bệnh lý khác.
Nhóm virus nguy cơ cao có hơn 10 loại HPV có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung, phổ biến nhất là 2 loại: HPV 16 và HPV 18. Đáng nguy hiểm hơn là 2 loại virus này hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào nhưng lại là căn nguyên của hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử trên toàn cầu.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm HPV
Nguyên nhân nhiễm HPV
Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục hoặc các việc tiếp xúc da kề da với người đã nhiễm bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể lây sang người bình thường ngay cả khi người bệnh không có bất cứ dấu hiệu hay biểu hiện nào của bệnh.
Việc nhiễm HPV không phụ thuộc vào số lượng bạn tình. Người bệnh vẫn có khả năng bị nhiễm HPV ngay cả khi chỉ quan hệ tình dục với một người. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn nếu quan hệ với nhiều bạn tình.
Các yếu tố chính làm tăng nguy cơ nhiễm HPV:
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu có khả năng nhiễm HPV cao hơn.
- Tiếp xúc không an toàn: Chạm vào mụn cóc của người khác hoặc tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ tồn tại virus HPV như: vòi tắm, bồn vệ sinh công cộng, hồ bơi,…
- Tình trạng sinh sản: Chị em có số lần sinh đẻ càng nhiều và tuổi sinh đẻ lần đầu tiên càng sớm thì khả năng bị ung thư cổ tử cung do virus HPV càng cao.
Dấu hiệu nhiễm HPV
90% virus HPV sẽ tự biến mất trong khoảng 2 năm mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các loại virus HPV khác nhau tiếp tục tồn tại trong cơ thể, gây ra mụn cóc sinh dục.
Mụn cóc sinh dục lần đầu xuất hiện với những mụn nước nhỏ, sau đó bể ra và chảy máu, đóng thành vảy và tự lành lặn sau một vài ngày. Thông thường khi mắc phải mụn cóc sẽ đi kèm với những triệu chứng cảm cúm, sốt và sưng bạch huyết.
HPV là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh ung thư khác như ung thư họng và lưỡi.
Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thường thấy là: Chảy máu hoặc chảy mủ từ âm đạo, chảy máu giữa chu kỳ, sau quan hệ tình dục hoặc khi đã mãn kinh, đau ở vùng dưới bụng hoặc vùng chậu.
HPV có thể gây ra bệnh gì?
Nếu nhiễm các chủng HPV nguy hiểm, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như mụn cóc, mụn rộp và một số biến chứng như:
- Tổn thương miệng và đường hô hấp trên như: lưỡi, amidan, vòm miệng mềm hoặc trong thanh quản và mũi.
- Các căn bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư bộ phận sinh dục, hậu môn, …
HPV lây nhiễm như thế nào?
HPV là loại virus không lây truyền qua các chất dịch cơ thể như tinh dịch hoặc nước bọt, mà là do tiếp xúc da chạm da với người bị nhiễm bệnh.
Do đó, HPV sẽ dễ lây lan nhất khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.
Lưu ý rằng, việc lây nhiễm cũng có thể xảy ra nếu HPV tiếp xúc với những vết nứt trên da, chẳng hạn như vết rách âm đạo.
Cách phòng tránh nhiễm HPV
Nhiễm HPV là căn bệnh hầu như không thể tránh khỏi nên bạn hãy thực hiện các biện pháp sau đây để giúp bản thân phòng tránh tối đa khả năng nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung:
- Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục có thể giúp bạn chống lại sự lây lan của virus HPV. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng vì nó không thể bao phủ toàn bộ da của bộ phận sinh dục nên sẽ không thể loại bỏ khả năng bạn bị nhiễm loại virus này.
- Do đó, phòng bệnh bằng vắc xin mới là phương pháp tối ưu nhất, có thể sử dụng cho cả nam và nữ từ 9 – 26 tuổi, bất kể đã từng quan hệ tình dục hay chưa, giúp chống lại mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.
- Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch khuyến nghị tiêm vaccine HPV định kỳ cho cả bé trai và gái từ 9 – 26 tuổi. Tốt nhất là chưa từng quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc ngoài da với người nhiễm bệnh vì vaccine ngừa HPV sẽ không có tác dụng khi đã nhiễm bệnh.
Một số câu hỏi thường gặp
Làm thế nào có thể phát hiện có bị nhiễm HPV hay không?
Để kiểm tra bạn có đang bị nhiễm HPV hay không? Đầu tiên các bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng nhiễm HPV qua việc quan sát các mụn cóc trên cơ thể của người bệnh.
Đối với mụn cóc sinh dục, nếu bác sĩ khó quan sát, sẽ cho bạn tiến hành một hoặc nhiều loại xét nghiệm như sau để hiểu rõ hơn về bệnh tình:
- Thử nghiệm VIA: Bác sĩ bôi acid acetic lên vùng sinh dục bị nhiễm HPV khiến để kiểm tra và xác định các tổn thương phẳng khó nhìn thấy.
- Xét nghiệm Pap: Bác sĩ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung hoặc âm đạo của người bệnh để gửi đi phân tích trong phòng thí nghiệm để phát hiện xem có những tình trạng bất thường nào có thể dẫn đến ung thư hay không.
- Xét nghiệm ADN: Xét nghiệm này được tiến hành trên các tế bào từ cổ tử cung để có thể nhận ra ADN của các loại HPV nguy cơ cao đang tồn tại, có liên quan đến ung thư sinh dục.
HPV có thể chữa trị được không?
Đối với mụn cóc sinh dục thì bạn có thể điều trị bằng thuốc kê đơn từ các bác sĩ hoặc đông lạnh bằng nitơ lỏng.
Ung thư cổ tử cung hoặc ung thư sinh dục do virus HPV có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật và có thể kết hợp nhiều phương pháp.
Nhiễm HPV khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đa phần, virus HPV sẽ không ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và sẽ không lây truyền cho thai nhi. Hầu như những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị mụn cóc ở bộ phận sinh dục đều không có các triệu chứng liên quan đến HPV.
Một ngoại lệ duy nhất hiếm gặp là khi một số bà mẹ bị mụn cóc sinh dục đang ở dạng hoạt động do HPV thì có thể sẽ truyền virus HPV sang cho em bé. Việc này sẽ gây ra tình trạng nhiễm HPV thanh quản, gây ảnh hưởng đến khả năng thở của em bé nên sẽ rất nguy hiểm.
Ai nên tiêm vắc xin phòng ngừa HPV?
Cả nam và nữ đều nên tiêm phòng vắc xin ngừa HPV (đặc biệt là nữ) trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa là chưa từng quan hệ tình dục.
Đối với nữ, nếu đã qua 26 tuổi và có xét nghiệm chưa nhiễm virus HPV, thì vẫn được các bác sĩ khuyên nên tiêm phòng vì virus có nhiều chủng khác nhau mà rất ít người nhiễm đồng thời nhiều chủng, việc tiêm vắc xin sẽ giúp bạn phòng ngừa việc nhiễm các chủng còn lại.
Đối với nam giới, virus HPV là 1 trong các tác nhân gây ung thư vòm họng, ung thư bộ phận sinh dục… Chính vì vậy, nam giới cũng được khuyến cáo nên tiêm phòng virus HPV để tầm soát các bệnh ung thư nguy hiểm.
Phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã quan hệ tình dục thì vẫn có thể tiêm vắc xin HPV trong trường hợp xét nghiệm chưa thấy nhiễm virus HPV.
Trên đây là những thông tin cơ bản về virus HPV mà Thcshoanghiep.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ Thcshoanghiep.edu.vn nhé.
Nguồn: Vinmec.com
Chọn mua khẩu trang chất lượng tại Thcshoanghiep.edu.vn để bảo vệ bản thân nhé:
Thcshoanghiep.edu.vn