Bạn muốn mua xe đạp trẻ em cho bé nhưng chưa biết cách chọn loại xe đạp phù hợp. Thcshoanghiep.edu.vn xin mời bạn tham khảo bài viết sau để biết xe đạp trẻ em là gì và nên chọn loại xe nào cho con em nhé!
Xe đạp trẻ em là gì?
Xe đạp trẻ em là dòng xe có thiết kế đơn giản, kích thước nhỏ và có trọng lượng nhẹ. Xe được trang bị nhiều màu sắc tươi mới và bắt mắt để thu hút trẻ em. Đi kèm theo dòng xe đạp này là những phụ kiện hỗ trợ như bánh xe phụ, bình nước, giỏ xe và chuông mini.
Cấu tạo của xe đạp trẻ em
Hệ thống khung xe
Hệ thống khung xe bao gồm khung sườn, càng xe và cốt yên. Cả ba bộ phận này đều được làm từ các vật liệu như hợp kim nhôm, thép hoặc carbon, giúp xe có trọng lượng nhẹ cho bé dễ dàng di chuyển. Một số mẫu xe còn được trang bị thêm phuộc giảm xóc ở bánh xe trước để bé lái xe êm ái và thoải mái hơn.
Hệ thống chuyển động
Hệ thống chuyển động của xe đạp trẻ em gồm bánh trước và bánh sau, giúp xe tịnh tiến về phía trước. Bánh xe được cấu tạo từ các bộ phận chính như vành xe, trục bánh xe, căm xe (nan hoa), lốp xe và moay-ơ.
- Phần trục bánh xe, moay-ơ và căm xe được làm từ thép.
- Lốp xe được làm từ cao su tổng hợp, bề mặt thường có nhiều gai giúp tránh trơn trượt.
- Vành bánh xe được làm từ hợp kim nhôm hoặc thép, thường được thiết kế với 5 kích thước là 12 inch, 14 inch, 16 inch, 18 inch và 20 inch.
Hệ thống lái
Hệ thống lái gồm tay lái và cổ phuốc giúp trẻ em dễ dàng điều khiển xe theo ý muốn của mình. Khi bẻ tay lái, một lực sẽ được truyền từ tay đến cổ phuốc, giúp điều khiển bánh trước đi theo hướng bé mong muốn.
Hệ thống phanh
Hệ thống phanh xe bao gồm tay phanh (1), dây phanh (2) và cụm má phanh (3). Hệ thống này giúp trẻ em giảm tốc độ di chuyển hoặc dừng xe lại. Trên các dòng xe đạp trẻ em, nhà sản xuất thường trang bị loại phanh vành, vừa an toàn cho bé vì không quá gấp vừa đảm bảo khả năng phanh hiệu quả.
Bàn đạp
Bàn đạp có cấu tạo gồm trục chính, tay quay và bàn đạp để chân. Trong đó trục chính vặn vào một đầu của tay quay và đầu còn lại gắn với bàn đạp chân. Ở xe đạp trẻ em, bàn đạp sẽ được thiết kế chống trơn với các hoa văn nổi để giữ an toàn cho trẻ.
Yên xe
Yên xe bao gồm vỏ yên xe, phần yên cứng, khung dưới yên xe và trục điều chỉnh độ cao. Trong đó, vỏ yên xe thường được bọc bởi một lớp nệm mềm mại, giúp trẻ em không bị đau mông và đau lưng. Trục điều chỉnh độ cao có thể nâng hạ một cách dễ dàng để phù hợp với chiều cao của bé.
Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận trên, xe đạp trẻ em còn được trang bị nhiều phụ kiện khác như chuông xe và bánh xe phụ trợ để bé tập chạy. Ngoài ra, dòng xe này còn có thêm giỏ đựng đồ ở phía trước, bình nước hoặc bộ đèn, giúp bé di chuyển tốt trong điều kiện thiếu sáng và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Các loại xe đạp trẻ em có trên thị trường hiện nay
Xe đạp ba bánh
Xe đạp ba bánh được thiết kế dành cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi, có màu sắc bắt mắt với nhiều phụ kiện đáng yêu. Một số mẫu còn có tay đẩy cho mẹ và được lắp ở phía sau yên xe. Xe đạp ba bánh được trang bị thêm bàn đạp trên bánh xe trước giúp bé làm quen với việc tập chạy. Tuy nhiên, dòng xe đạp này không di chuyển linh hoạt và thường khó rẻ cua.
Xe đạp có bánh phụ hỗ trợ
Dòng xe này thích hợp với các bé từ 2 – 4 tuổi hoặc những bé mới tập đi xe đạp lần đầu. Xe có cấu tạo tương tự như xe đạp người lớn, bao gồm các bộ phận chính như khung xe, tay lái, bánh trước và sau, bàn đạp và phanh xe đạp. Bánh xe phụ được thiết kế dạng rời, giúp bố mẹ dễ dàng tháo lắp.
Xe đạp thăng bằng
Loại xe này thường được thiết chỉ có một khung xe chính và không có bàn đạp. Xe đạp thăng bằng phù hợp với những bé từ 18 tháng đến 5 tuổi. Bé sẽ ngồi trên yên và sử dụng lực từ bàn chân để chiếc xe di chuyển từ đó giúp bé tập giữ thăng bằng tốt hơn.
Xe đạp thể thao
Loại xe đạp này phù hợp cho trẻ từ 6 – 13 tuổi, được thiết kế với phong cách cá tính và mạnh mẽ. Xe đạp thể thao của trẻ em có thiết kế tương đương xe đạp thể thao dành cho người lớn. Tuy nhiên, vì là loại xe cho trẻ em nên chúng có kích cỡ nhỏ hơn để phù hợp với chiều cao của trẻ.
Cách chọn loại xe đạp phù hợp theo từng độ tuổi cho trẻ
Trẻ từ 2 đến 4 tuổi
Ở độ tuổi này, bạn có thể chọn cho trẻ xe đạp thăng bằng, xe đạp ba bánh hoặc xe đạp có kích thước bánh nhỏ nhất (12 inch). Khung xe của các dòng xe này được làm từ hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ để bé dễ dàng di chuyển.
Trẻ từ 5 đến 7 tuổi
Khi bé ở độ tuổi này, ba mẹ có thể chọn mua cho bé những dòng xe có bánh hỗ trợ với kích thước bánh xe chính khoảng 16 inch. Các dòng xe này thường có khung được làm từ chất liệu thép không gỉ hoặc hợp kim nhôm. Bánh xe có nhiều gai giúp bé điều khiển an toàn. Một số mẫu xe còn được trang bị cả bánh xe phụ và gọng để bình nước vô cùng tiện lợi.
Trẻ từ 7 đến 10 tuổi
Khi bé lớn hơn khoảng 7 đến 10 tuổi thì ba mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng xe đạp thể thao hoặc xe có bánh hỗ trợ trong giai đoạn mới tập xe. Kích thước bánh xe phổ biến nhất ở độ tuổi này vào khoảng 20 inch.
Cách chọn loại xe dựa theo chiều cao của trẻ
Ngoài độ tuổi, ba mẹ có thể dựa vào chiều cao của trẻ để chọn dòng xe đạp cho phù hợp. Bạn lưu ý chọn loại xe sao cho khi bé ngồi trên yên xe, bé có thể đặt cả hai chân dưới mặt đất thoải mái. Tránh tình trạng yên xe quá cao gây nguy hiểm và khó giữ thăng bằng hoặc yên xe quá thấp gây tình trạng mỏi chân.
Một số phụ kiện giúp đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình đạp xe
Mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm là phụ kiện rất cần thiết cho sự an toàn của trẻ khi sử dụng xe đạp. Bạn nên chọn loại mũ bảo hiểm liền thể trên dưới, có đai thắt không thấm mồ hôi, dễ tháo rời để vệ sinh và có miếng đỡ phía cằm tạo sự thoải mái cho bé.
Miếng đệm bảo vệ khuỷu tay, đầu gối
Miếng đệm bảo vệ khuỷu tay và đầu gối thường có thiết kế rất mềm mại tạo cảm giác thoải mái, có độ đàn hồi tốt và được dùng khi chơi các môn thể thao. Ba mẹ nên trang bị các miếng lót này cho bé để phòng trường hợp chấn thương khi ngã xe.
Găng tay xe đạp
Bạn có thể chọn những đôi găng tay bao kín ngón tay hoặc một nửa ngón tay cho trẻ khi tập chạy. Những chiếc găng tay này sẽ giúp bé lái xe thoải mái hơn, không bị đau tay, chay lòng bàn tay và hạn chế trầy xước khi té ngã.
Giày thể thao
Những đôi giày được làm bằng đế cao su sẽ tạo cảm giác thoải mái cho bé khi lái xe và tạo độ bám trên bàn đạp tốt. Bạn nên lựa chọn những đôi giày có kích thước vừa vặn với đôi chân của trẻ, phần khóa giày được làm bằng khóa dán thay vì dây buộc để giữ an toàn khi đạp xe.
Kính đi xe đạp
Ba mẹ cũng nên trang bị thêm cho bé một cặp kính để chắn gió và cát vào mắt nhằm bảo vệ mắt cho bé về lâu dài. Bạn có thể chọn kính trong hay kính màu và phải đảm bảo kính có khả năng chống tia cực tím tốt.
Chuông xe đạp
Một số mẫu xe đạp trẻ em được trang bị sẵn chuông mini cho bé, có thiết kế nhỏ gọn và màu sắc đẹp mắt. Nếu xe đạp của con bạn chưa được lắp sẵn thì bố mẹ có thể mua ngay một chiếc chuông mới cho bé nhằm kích thích sự yêu thích tập lái xe và tập thói quen ra tín hiệu khi rẻ cua hay gặp nguy hiểm.
Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xe đạp trẻ em và cách chọn loại xe đạp trẻ em phù hợp cho trẻ. Nếu có ý kiến đóng góp, hãy bình luận vào bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé!