Xét nghiệm hormone tăng trưởng (hormone GH) là gì và có vai trò như thế nào? Hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Xét nghiệm hormone tăng trưởng là một phương pháp hữu hiệu, được các bác sĩ áp dụng để đo lường nồng độ hormone GH trong cơ thể bệnh nhân. Tại sao cần phải đo lường nồng độ hormone GH, chỉ số đó có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Tất cả đều có trong bài viết dưới đây, khám phá bài viết ngay nào.
Hormone GH là gì?
Hormone GH (hormone tăng trưởng) được tạo thành bởi thùy trước tuyến yên. Hormone GH giúp thúc đẩy sự phát triển xương ở trẻ em trong giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì, điều chỉnh việc sản xuất các tế bào hồng cầu, các khối cơ. Ngoài ra còn giúp điều hòa tốc độ sản sinh năng lượng từ thực phẩm.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt hormone GH, có thể do bẩm sinh, do chấn thương não hoặc khối u. Nếu thiếu hormone GH trẻ sẽ bị còi cọc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trường hợp cơ thể sản sinh quá nhiều hormone GH, trẻ có thể mắc phải hội chứng người khổng lồ.
Đối với người trưởng thành, hormone GH giúp chuyển hóa glucose, lipid , điều hòa mật độ xương, khối lượng cơ và ảnh hưởng đến chức năng của tim, thận. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều hormone GH sẽ dẫn đến bệnh to đầu chi và các bệnh về tim mạch, viêm khớp.
Hormone GH được giải phóng vào máu thành từng đợt. Quá trình này diễn ra cả ngày, nhưng nhiều nhất vào ban đêm. Do đó kết quả nồng độ hormone GH sẽ không chính xác nếu chỉ đo một lần duy nhất.
Hiện nay, tùy thuộc vào mục đích mà có các phương pháp xét nghiệm hormone GH khác nhau như xét nghiệm kích thích GH hay xét nghiệm kìm hãm GH.
Xét nghiệm hormone tăng trưởng là gì?
Xét nghiệm hormone tăng trưởng là một loại xét nghiệm máu đặc thù, dùng để định lượng nồng độ hormone GH trong cơ thể. Phương pháp xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán sự thiếu hụt hoặc dư thừa hormone trong cơ thể và đánh giá chức năng tuyến yên:
- Xét nghiệm kích thích hormone GH: Chẩn đoán tình trạng thiếu hụt hormone GH và suy tuyến yên.
- Xét nghiệm kìm hãm hormone GH: Chẩn đoán tình trạng dư thừa hormone GH.
- Xét nghiệm IGF-1: Đánh giá sự thiếu hụt hoặc dư thừa hormone GH. Đây là một chỉ số hữu ích về mức GH trung bình.
Trường hợp nào nên xét nghiệm hormone tăng trưởng
Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm hormone GH khi trẻ có những biểu hiện sau:
- Trẻ thấp bé hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
- Trẻ chậm phát triển hơn bình thường.
- Chậm phát triển xương (phát hiện khi chụp X-quang).
- Dậy thì muộn.
Ngoài ra, người trưởng thành cũng cần xét nghiệm hormone GH để chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến thiếu hụt hormone GH hoặc suy giảm tuyến yên như:
- Mệt mỏi, suy nhược
- Loãng xương
- Giảm khả năng gắng sức
- Cholesterol cao
Những lưu ý khi xét nghiệm
Cần chú ý lựa chọn thời điểm lấy máu xét nghiệm và so sánh phù hợp, vì nồng độ hormone GH có thể thay đổi liên tục do một số yếu tố như thời gian, tập thể dục, ăn uống, căng thẳng… Ngoài ra, kết quả xét nghiệm hormone GH cũng có thể bị sai lệch do ảnh hưởng của một số hoạt chất hay các loại thuốc có tác dụng làm tăng hoặc giảm nồng độ GH.
Hãy thông báo với các bác sĩ về loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi làm bất cứ xét nghiệm máu nào, bao gồm cả xét nghiệm hormone GH.
Trường hợp trẻ bị thấp bé nhẹ cân, chủ yếu là do rối loạn di truyền hoặc do các bệnh lý khác, rất ít trường hợp do thiếu hụt hormone GH gây ra.
Đối với trẻ mắc hội chứng prader, turner hay bệnh suy thận mãn tính, sẽ được điều trị bằng hormone GH thay thế.
Đối với người bị HIV/AIDS, sử dụng hormone GH để cân bằng khối lượng cơ đã mất, giúp duy trì trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, GH còn được sử dụng như chất kích thích trong các môn thể thao, giúp cải thiện khả năng thi đấu của các vận động viên. Do đó, cần phải tiến hành xét nghiệm hormone tăng trưởng GH hoặc IGF-1 của trước khi tham gia thi đấu để phát hiện những người lạm dụng hormone GH.
Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm hormone tăng trưởng (hormone GH) và vai trò của chúng. Hãy tiến hành xét nghiệm hormone GH ngay khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường của bản thân để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Thcshoanghiep.edu.vn